+Aa-
    Zalo

    Gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp đã lên tới 650.000 tỷ

    • DSPL
    ĐS&PL Quy mô của gói tín dụng này hiện đã gấp hơn 2 lần so với mức đăng ký ban đầu, lãi suất cho vay thấp hơn thời điểm trước dịch khoảng 1-2 điểm %.

    Quy mô của gói tín dụng này hiện đã gấp hơn 2 lần so với mức đăng ký ban đầu, lãi suất cho vay thấp hơn thời điểm trước dịch khoảng 1-2 điểm %.

    Theo tin từ ông Nguyễn Toàn Thắng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng đang tích cực triển khai gói cho vay mới với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

    Cụ thể, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, quy mô của gói tín dụng này hiện đã lên tới khoảng 650.000 tỷ  đồng, gấp hơn 2 lần so với mức đăng ký ban đầu, với lãi suất cho vay thấp hơn thời điểm trước dịch khoảng 1-2 điểm %.

    Gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp đã lên tới 650.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa

    Đến nay, 147.637 khách hàng đã được vay với doanh số cho vay lũy kế từ ngày 23-1 đạt khoảng 553.000 tỷ  đồng. Các ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 170.746 khách hàng với số dư nợ khoảng 128.210 tỷ  đồng. Miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ cho 14.372 khách hàng với dư nợ 28.441 tỷ  đồng. Hạ lãi suất dư nợ hiện hữu cho 318.528 khách hàng với dư nợ là 980.163 tỷ  đồng, mức hạ lãi suất phổ biến từ 0,5-2 điểm %. Thậm chí, một số tổ chức tín dụng hạ lãi suất cho vay tới 4%/năm so với trước khi có dịch…

    Liên quan đến những ý kiến của doanh nghiệp về khó khăn trong tiếp cận vốn vay, ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết cần hiểu đúng các gói tín dụng. Chẳng hạn, gói 300.000 tỷ  đồng (quy mô gói tín dụng các ngân hàng đăng ký ban đầu) không phải gói cứu trợ kinh tế được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, mà là gói tín dụng thông thường.

    Các ngân hàng lấy từ nguồn tiền gửi của khách hàng và phải trả lãi suất huy động để cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng dịch Covid-19.

    Vì thế, cơ chế, quy trình cho vay cũng phải thực hiện theo quy định hiện hành nhưng áp dụng lãi suất ưu đãi hơn, tùy chính sách và năng lực của từng ngân hàng.

    Được biết, bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy đầu tư công.

    Trong đó, đề xuất nhiều giải pháp mạnh mẽ như: Miễn 100% lệ phí môn bài năm 2020 cho các hộ kinh doanh bị ảnh hưởng dịch; giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô-tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đến hết năm 2020; giảm 30% tiền thuê đất trong thời gian sáu tháng đối với các cơ sở bị ngừng sản xuất, kinh doanh; miễn phí bảo lãnh phát sinh trong năm 2020 đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh cho các doan nghiệp hàng không; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến hết tháng 9-2020,...

    Trên thực tế, việc triển khai các gói hỗ trợ thời gian qua chưa phát huy hiệu quả như kỳ vọng, ngoại trừ gói hỗ trợ lãi suất là dễ tiếp cận hơn cả. Do đó, nếu không có thêm những chính sách cụ thể và mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ phá sản trước khi được hỗ trợ...

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/goi-tin-dung-uu-dai-cho-doanh-nghiep-da-len-toi-650000-ty-a322827.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan