+Aa-
    Zalo

    Hà Nội vẫn kiểm soát người ra vào như Chỉ thị 16

    • DSPL
    ĐS&PL 22 chốt kiểm soát cửa ngõ ra, vào Hà Nội vẫn áp dụng theo công văn 2434 ngày 29/7. Người ra, vào Thủ đô phải có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính, giấy đi đường.

    Hà Nội vẫn kiểm soát người ra vào như Chỉ thị 16.


    22 chốt kiểm soát cửa ngõ ra, vào Hà Nội vẫn áp dụng theo công văn 2434 ngày 29/7. Người ra, vào Thủ đô phải có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính, giấy đi đường.

    f1
    Hà Nội vẫn kiểm soát người ra vào như Chỉ thị 16. Lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ người ra, vào Thủ đô ngày 13/10. 

    Tại chốt kiểm soát Hà Nội, lực lượng chức năng có thông báo về quy định về công tác kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiện hành. Theo đó, đối với người đang cư trú trên địa bàn TP và làm việc, lao động tại các cơ quan, đơn vị, nhà máy, cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trong và ngoài khu, cụm công nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu trên địa bàn TP chỉ cần xuất trình giấy đi đường do đơn vị sử dụng lao động cấp theo mẫu, căn cước công dân/ chứng minh nhân dân (CMND), văn bản của đơn vị sử dụng lao động.

     

    Đối với người ở các tỉnh, TP khác vào Hà Nội làm việc hoặc người ở Hà Nội ra các tỉnh, TP khác làm việc, lao động trong các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động trên địa bàn Hà Nội thì cần xuất trình giấy đi đường; căn cước công dân/ CMND, văn bản của đơn vị sử dụng lao động.

     

    Đối với người ở tỉnh, TP khác đưa, đón bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP, lễ tang, đi sân bay Nội Bài cần xuất trình CMND/ CCCD, kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 còn thời hạn 3 ngày và các loại giấy tờ theo từng trường hợp.


    Đối với trường hợp ra, vào TP vì lý do công vụ, phòng chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia cần xuất trình giấy tờ chứng minh việc thực hiện công vụ và giấy đi đường do cơ quan có thẩm quyền cấp.


    Kế hoạch vắc xin cho năm 2022, gồm cả vắc xin cho trẻ em.


    Trong tháng 10, dự kiến tiếp nhận thêm khoảng 34 triệu liều vắc xin và đến cuối năm số lượng về còn nhiều hơn nữa; xây dựng kế hoạch tổng thể về nhu cầu vắc xin cho năm 2022, bao gồm vắc xin cho trẻ em.


    Tính đến 13/10, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 90 triệu liều vắc xin, dự kiến, trong tháng 10, có thể tiếp nhận thêm khoảng 34 triệu liều, đến cuối năm 2021, số lượng vắc xin về Việt Nam tiếp tục nhiều hơn nữa.


    Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin đánh giá cao các thành viên đã phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, vào cuộc khẩn trương, kịp thời tham mưu, kiến nghị và tổ chức triển khai các hoạt động ngoại giao vắc xin ở cấp cao rất hiệu quả, bài bản.

    f2
    Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu.


    Nhiệm vụ quan trọng nhất từ nay đến cuối năm là tiếp tục vận động, đôn đốc, bảo đảm các đối tác chuyển giao vắc xin cho ta theo đúng cam kết, tiếp tục tham mưu cho Chính phủ trong quá trình xây dựng kế hoạch tổng thể về nhu cầu vắc xin cho năm 2022, bao gồm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi, từ 12 đến 18 tuổi và vắc xin tiêm mũi tăng cường, cũng như năng lực sản xuất trong nước để đảm bảo chủ động trong việc tiếp cận vắc xin.


    Vaccine Sputnik Light của Nga cho hiệu quả cao ngừa biến thể Delta.


    Ngày 13/10, Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga và Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh học Gamaleya đã công bố kết quả nghiên cứu mới về vaccine Sputnik Light phòng COVID-19 loại dùng 1 liều duy nhất.

    f3
    Một người dân được tiêm vaccine Sputnik Light tại Moscow vào tháng 6/2021 - Ảnh: Reuters


    Theo RDIF, vaccine Sputnik Light một liều do Nga sản xuất cho hiệu quả phòng lây nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 là 70% trong vòng 3 tháng sau khi tiêm. Nghiên cứu cũng cho thấy ở nhóm tuổi dưới 60, hiệu quả bảo vệ của vaccine là hơn 75%. Hiệu quả ngăn chặn nguy cơ bệnh nặng và nhập viện "thậm chí còn cao hơn".


    Ngoài ra, hiệu quả trước biến thể Delta khi Sputnik Light được sử dụng làm liều tăng cường cho các loại vaccine khác là tương đương với hiệu quả của vaccine Sputnik V, theo đó giảm 83% nguy cơ lây nhiễm và hơn 94% nguy cơ nhập viện.

     

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-noi-van-kiem-soat-nguoi-ra-vao-nhu-chi-thi-16-a516232.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.