Kiên Giang: Ngành Lao động - Thương binh - Xã hội chủ động tham mưu xây dựng kịch bản giải quyết việc làm cho người lao động gắn với nâng chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong điều kiện vừa chống dịch vừa sản xuất kinh doanh


Thứ 5, 23/09/2021 | 14:00


Mặc dù chịu sự ảnh hưởng do dịch bệnh kéo dài nhưng từ đầu năm 2021 đến nay ngành Lao động - Thương binh - Xã hội ( LĐTB&XH) tỉnh vẫn thực hiện đạt được mục tiêu đề ra trong lĩnh vực giải quyết việc làm và đào tạo nghề.  Đến nay ngành đã chủ động triển khai giải quyết việc làm cho 19.464 lượt người đạt 55,61% , dự kiến đến cuối năm 2021 đạt trên 90% so với kế hoạch là 35.000 lượt lao động; tuyển sinh đào nghề 15.411 người đạt 61,64%. Bên cạnh đó còn tư vấn và giới thiệu việc làm cho 24.531 lượt lao động, tuyển sinh đào tạo nghề  cho 15.411 người đạt 61,64% chỉ tiêu kế hoạch năm 2021. Trước tình hình ảnh hưởng dịch bệnh diễn biến phức tạp và có thể còn kéo dài, để vượt qua những khó khăn thách thức trong công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, ngành LĐTB&XH tỉnh đã có những giải pháp gì để tháo gở khó khăn chung  nhằm góp phần khôi phục sản xuất và phát triển kinh tế ở địa phương, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo ngành LĐTB&XH xung quanh nội dung này.

Xã hội - Kiên Giang: Ngành Lao động - Thương binh - Xã hội chủ động tham mưu xây dựng kịch bản giải quyết việc làm cho người lao động gắn với nâng chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong điều kiện vừa chống dịch vừa sản xuất kinh doanh
Ông Đặng Hồng Sơn (đứng giữa bên phải) Tỉnh ủy viên
Xã hội - Kiên Giang: Ngành Lao động - Thương binh - Xã hội chủ động tham mưu xây dựng kịch bản giải quyết việc làm cho người lao động gắn với nâng chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong điều kiện vừa chống dịch vừa sản xuất kinh doanh (Hình 2).
Giám đốc Sở LĐTB&XH dự lễ ký kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực và hoạt động dạy nghề của các trường trung cấp nghề trong tỉnh ( ảnh tư liệu)

PV: Thưa ông, ngành LĐTB &XH đã chuẩn bị những kịch bản gì để tham mưu UBND tỉnh giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động tại địa phương cũng như người lao động từ các tỉnh trở về trong điều kiện vừa chống dịch vừa sản xuất kinh doanh? 

Ông Đặng Hồng Sơn - Giám đốc sở LĐTB&XH: Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính thức từ các địa phương số lao động trở về từ các tỉnh, thành phố khác do dịch bệnh, nhưng dự báo nguồn lao động này với lao động tại chỗ sẽ khá cao nên việc chủ động lên kịch bản tham mưu lãnh đạo tỉnh là hết sức cần thiết.

Trên cơ sở các chính sách Trung ương ban hành, ngành LĐTB&XH tỉnh đã xây dựng kịch bản thực hiện giải quyết việc làm đồng thời cả hai nhóm đối tượng, bao gồm nhóm đối tượng là người lao động tại chỗ và nhóm đối tượng trở về từ các tỉnh do ảnh hưởng dịch bệnh.

Phương án cho cả hai nhóm gồm: Đối tượng cần chuyển đổi ngành nghề và đối tượng đủ điều kiện tham gia lao động ngay. Trên cơ sở đó, vận dụng các nguồn kinh phí theo chủ trương chính sách Trung ương, kết hợp với vận động các nguồn kinh phí xã hội và doanh nghiệp để phối hợp các cơ sở đào tạo nghề triển khai sớm kế hoạch đào tạo chuyển đổi nghề trong thời gian ngắn, nhằm giúp doanh nghiệp khôi phục hoạt động SXKD và người lao động trở lại làm việc sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch nhằm bước đầu giúp họ giải tỏa áp lực khó khăn trong cuộc sống.

Đối với nhóm đối tượng lao động có trình độ chuyên môn, có quá trình tham gia lao động trong các doanh nghiệp ở các tỉnh thành hoặc trên địa bàn tỉnh nhưng do gián đoạn hoặc đứt gãy sản xuất nay không muốn hoặc gặp khó khăn trở ngại khi trở lại lao động tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trước đây… ngành LĐTB&XH tỉnh sẽ hỗ trợ  kết nối giúp người lao động quay trở lại doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh cũ hoặc kết nối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoặc các tỉnh trong khu vực để tạo việc làm cho người lao động. 

Song song đó, ngành sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng lao động, đào tạo nghề năng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang sản xuất kinh doanh ở những địa bàn trọng điểm, khó khăn, nhất là các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ có thu hút số lượng lao động nhằm ổn định lâu dài để làm tiền đề cho việc phát triển nguồn lực lao động tại địa phương. 

Pv: Thưa ông để có phương án giải quyết việc làm nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương trong điều kiện có nhiều khó khăn thách thức mới ngành LĐTB&XH đã có giải pháp gì trong thời gian tới?

Ông Đặng Hồng Sơn: Ngành LĐTB&XH đã chủ động tham mưu UBND tỉnh kế hoạch việc làm tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 – 2025, nhằm giúp tháo gở những khó khăn các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ gặp nhiều khó khăn, thiếu nguyên liệu, vật liệu sản xuất, thị trường tiêu thụ  dẫn đến ngưng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. 

Để thực hiện hiệu quả kế hoạch này, bên cạnh cập nhật nắm bắt tình hình biến động về lao động (ngắn hạn và dài hạn) của các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề sau dịch Covid-19 thì tăng cường khai thác nhu cầu tuyển lao động các thị trường mới, các thị trường truyền thống và nhu cầu lao động trong các lĩnh vực, các nghề mới, đòi hỏi trình độ cao về tay nghề và trình độ ngoại ngữ, các nghề trong lĩnh vực y tế, dịch vụ... để đề xuất kịp thời với Trung ương và UBND tỉnh hỗ trợ các huyện, thành phố trong quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động.

Hỗ trợ các doanh nghiệp đã có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, phối hợp rà soát số lao động đang thực hiện hợp đồng làm việc ở nước ngoài, số lao động hết hạn hợp đồng về nước đúng thời hạn để tổ chức giới thiệu việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng của người lao động. Kiên quyết kiến nghị chấn chỉnh xử lý nghiêm các cá nhân và doanh nghiệp vi phạm quy định đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, hạn chế nạn cò mồi, lừa đảo và giảm chi phí cho người lao động.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động cho vay vốn từ Quỹ Quốc gia việc làm để hỗ trợ cho người thất nghiệp, thiếu việc làm tự tạo việc làm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát triển sản xuất nhằm tạo thêm việc làm mới cho người lao động. Chú trọng phát triển, khai thác thẩm định các dự án có quy mô vừa và nhỏ, hỗ trợ vốn vay để tạo việc làm tăng thêm, đồng thời thu hẹp những hộ vay nhỏ lẻ, manh mún, kém hiệu quả trong sử dụng vốn vay giải quyết việc làm. Lồng ghép các hoạt động của chương trình vay vốn giải quyết việc làm và chương trình tín dụng ủy thác sang Ngân hàng CSXH để phát huy hiệu quả vay vốn, tạo việc làm mới và ổn định cuộc sống.  Đồng thời huy động thêm các nguồn vốn khác để cho vay giải quyết việc làm và giảm nghèo, tranh thủ các dự án viện trợ của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nước ngoài để hỗ trợ cho vay sinh kế tạo việc làm ổn định. 

Pv: Thưa ông để thực hiện đạt mục tiêu đề ra và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, ngành LĐTB &XH tỉnh tổ chức sẽ triển khai thực hiện như thế nào? 

Ông Đặng Hồng Sơn: Tăng cường chỉ đạo các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp tiếp tục, nâng cao công tác tuyển sinh, đẩy mạnh đào tạo theo kế năm học 2021-2022 gắn với kết nối và hỗ trợ việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong đó chú trọng công tác tuyên truyền đến người dân về nhu cầu lao động trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp đang có nhu cầu sau khi dịch bệnh được khống chế. Bên cạnh đó phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo và các đơn vị địa phương tuyên tuyền vận động nhân dân nhận thức đúng vai trò ý nghĩa việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) trong định hướng nghề nghiệp trước mắt cũng như lâu dài đi đôi với đảm bảo các điểu kiện học tập đi lại, điều kiện sinh hoạt cho người lao động ở những vùng trọng điểm du lịch như: Vùng Tứ giác Long Xuyên (Kiên Lương,Hà Tiên..), vùng U Minh Thượng, vùng Bán đảo Cà Mau (Giồng Riềng, Gò Quao), vùng hải đảo (Hòn Sơn, Nam Du) nhằm giúp người lao động có thể yên tâm làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Tiếp tục đầu tư hỗ trợ và nhân rộng các mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ có hiệu quả ở các địa phương; đặc biệt có sử dụng nhiều lao động như giầy da, may mặc, chế biến thủy sản… và các làng nghề truyền thống.

Xã hội - Kiên Giang: Ngành Lao động - Thương binh - Xã hội chủ động tham mưu xây dựng kịch bản giải quyết việc làm cho người lao động gắn với nâng chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong điều kiện vừa chống dịch vừa sản xuất kinh doanh (Hình 3).
Xã hội - Kiên Giang: Ngành Lao động - Thương binh - Xã hội chủ động tham mưu xây dựng kịch bản giải quyết việc làm cho người lao động gắn với nâng chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong điều kiện vừa chống dịch vừa sản xuất kinh doanh (Hình 4).
Một trong những điểm du lịch tại TP Phú Quốc và TP Hà Tiên thu hút nguồn lao lực có tay nghề cao hiện nay và trong những năm tới

Pv: Để góp phần khắc phục khó khăn chung ông có kiến nghị đề xuất gì đối với Trung ương, tỉnh cũng như sự đồng hành cũa người dân và doanh nghiệp?

Ông Đặng Hồng Sơn: Theo kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 04/05/2021 của UBND tỉnh về thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động có tay nghề làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và du lịch, lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Sở LĐTB&XH đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu đào tạo nghề cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo tại các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch và  các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh năm 2021. 

Trước mắt là chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện tuyển sinh, đào tạo nghề theo kế hoạch được giao năm 2021 và đào tạo chuyển đổi ngành nghề cho người lao động, nhằm đáp ứng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Trong đó chú trọng đến việc hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. 

Về lâu dài Ngành tiếp tục tham mưu UBND tỉnh đề xuất các nguồn kinh phí của Trung ương và địa phương, mở rộng đầu tư trang thiết bị và các cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đảm bảo đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đặc biệt là những ngành nghề mới mà các doanh nghiệp đang có nhu cầu cao như: Chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, sửa chữa điện, lái xe… theo hình thức đào tạo theo hướng rút ngắn hoặc hướng kết cấu chương trình theo hướng vừa học, vừa làm bán sát nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh./.

Tú Thanh ( thực hiện)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kien-giang-nganh-lao-dong-thuong-binh-xa-hoi-chu-dong-tham-muu-xay-dung-kich-ban-giai-quyet-viec-lam-cho-nguoi-lao-dong-gan-voi-nang-chat-luong-dao-tao-nghe-dap-ung-nhu-cau-doanh-nghiep-trong-dieu-kien-vua-chong-dich-vua-san-xuat-kinh-doanh-a514107.html