Bài 1: Đi tìm sự thật về “Nồi cơm tách đường”


Thứ 4, 31/07/2019 | 08:52


Gần đây, thông tin về một loại nồi cơm có khả năng tách đường mang thương hiệu Ninosun, Grayns, Zojirushi, Bennix,.. khiến người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Liệu loại nồ

Gần đây, thông tin về một loại nồi cơm có khả năng tách đường mang thương hiệ, Grayns, Zojirushi, Bennix,.. khiến người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Liệu loại nồi cơm này có tác dụng đúng như quảng cáo?

Xôn xao về loại nồi cơm có khả năng tách đường từ tinh bột

Trong 10 năm qua, tỷ lệ bệnh nhân mắc căn bệnh đái tháo đường tăng gấp đôi. Thống kê của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong thứ ba với gần 5 triệu người mắc bệnh. Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao với 5,5% dân số trong độ tuổi 20-79. Khoảng 13,7% dân số mắc tiền đái tháo đường. Cùng với đó là căn bệnh thời hiện đại “béo phì” cũng tăng lên nhanh chóng. Chính vì cậy nhu cầu về thuốc chữa bệnh, thực phẩm, chế độ ăn uống của nhóm đối tượng này cũng rất được quan tâm.

Thời gian gần đây, Báo Đời sống & Pháp luật nhận được nhiều phản ánh của độc giả về một loại nồi cơm điện có khả năng tách đường ra khỏi tinh bột với giá bán tương đối cao so với các loại nồi cơm điện truyền thống.

Theo tìm hiểu của PV trên một số trang Thương mại điện tử uy tín, Nồi cơm điện tách đường Magic Korea A510 có giá khoảng 4,2 triệu đồng, Nồi cơm tách đường Grayns có giá hơn 14 triệu đồng.

Liên hệ hotline trên trang web https://graynsvietnam.com/ đang quảng cáo bán Nồi cơm tách tách đường Grayns được phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Lesso Việt Nam, PV được nam nhân viên tư vấn với công dụng tách đường giống như các loại khác trên thị trường.

“Nồi cơm tách đường  bên anh về nguyên tắc nó đã loại bỏ nguy cơ gia tăng đường huyết rồi, cho nên ăn cơm được nấu từ loại nồi này đường huyết sẽ không lên. Bên anh có bán hàng rất nhiều ở Miền Nam, sau một thời gian khách hàng sử dụng đã có những phản hồi rất tích cực, không sợ tăng đường huyết nữa”, nam nhân viên tư vấn nhiệt tình.

Nồi cơm tách đường Grayns có giá hơn 14 triệu do Công ty Cổ phần Lesso Việt Nam phân phối

Được biết, về thành phần hóa học gạo có tỷ lệ đường khá thấp, cụ thể trong 100g gạo hàm lượng đường chiếm khoảng 0,12g (0,1%).  Carbohydrat chiếm phần lớn nhất là khoảng 79g, lượng đường hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hóa từ chính khối Carbohydrat này. Tinh bột  công thức hóa học: (C6H10O5)n) là một polysacarit carbohydrate chứa hỗn hợp amyloza và amylopectin, tỷ lệ phần trăm amilose và amilopectin thay đổi tùy thuộc vào từng loại tinh bột, tỷ lệ này thường từ 20:80 đến 30:70

Theo thầy Hoàng Minh Thắng (Giáo viên chuyên Hóa trường THPT Phú Xuyên B), tinh bột cấu thành từ hai thành phần Amyloza và Amylopectin. Về bản chất tinh bột chỉ chuyển hóa thành đường trong phương pháp thủy phân hoặc là dưới sự xúc tác của axit loãng (thường dùng HCL) hoặc sử dụng enzym (đây là phản ứng chính trong cơ thể con người). Với phương pháp thủy phân không có chất xúc tác mà chỉ sử dụng nước thông thường, việc thủy phân tinh bột để tạo ra đường là bất khả thi. Quá trình nấu cơm chỉ làm “trương lên”  của tinh bột tạo thành hồ tinh bột kết dính với nhau, không sản sinh ra đường.

“Vậy thông tin giảm tới 40% lượng đường trong cơm có phải là thông tin đáng tin cậy? Dựa vào đâu để khẳng định Nồi cơm có thể “tách đường”, thầy Thắng nhận định.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: “Tôi không tin!”

Trước những thông tin chưa rõ ràng và có phần ồn ào của Nồi cơm tách đường. PV đã liên hệ với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng để giải thích những thắc mắc này.

“Tôi không tin! Bệnh tiểu đường chỉ có thể điều trị bằng thuốc. Tinh bột (gạo) làm gì có đường, phải khi vào trong cơ thể tinh bột mới chuyển hóa thành đường và quá trình này cần phải có enzym”, Giáo sư Dũng nhấn mạnh.


Vậy, các hãng sản xuất, phân phối Nồi cơm tách đường có quảng cáo đúng về công dụng của “Nồi cơm tách đường”, Báo Đời sống & Pháp luật sẽ liện hệ với các chuyên gia hóa học, dinh dương, công nghệ và các cơ quan chức năng liên quan để giải đáp cho độc giả trong loạt bài tiếp theo…Theo BS.TS Đỗ Đình Tùng - Trung ương Hội người Giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam, về bản chất lượng tinh bột chỉ chuyển hóa thành đường khi vào trong cơ thể, nó không mất đi mà tồn tại hai dạng hấp thu nhanh và hấp thu chậm.

Trung Nguyễn

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bai-1-di-tim-su-that-ve-noi-com-tach-duong-a286066.html