Bầu Đức: Sân bay 800 tỷ và tài sản "phải đi thăm bằng trực thăng" tại Lào


Thứ 2, 01/06/2015 | 01:09


(ĐSPL) - Ngoài khối tài sản chục ngàn tỷ trong nước, bầu Đức còn "giấu" một lượng tài sản khổng lồ tại Lào.

(ĐSPL) - Ngoài khối tài sản chục ngàn tỷ trong nước, bầu Đức còn "giấu" một lượng tài sản khổng lồ tại Lào. Trụ sở của Hoàng Anh Attapeu xây dựng như khách sạn 5 sao. Điều đặc biệt là mới đây, sân bay quốc tế Attapeu dưới sự tài trợ của công ty bầu Đức với số vốn đầu tư lên đến 36 triệu USD (tương đương hơn 781 tỉ đồng) đã khánh thành và chính thức đi vào hoạt động.

Bầu Đức khánh thành sân bay quốc tế 800 tỷ

Hôm nay, 30/5, sân bay quốc tế Attapeu dưới sự tài trợ của công ty bầu Đức với số vốn đầu tư lên đến 36 triệu USD (tương đương hơn 781 tỷ đồng) đã khánh thành và chính thức đi vào hoạt động.

Sây bay Attepeu giáp đường quốc lộ 18 nối Attapeu với cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum). Cấp sân bay quốc tế Attapeu, theo ICAO (Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế) là sân bay dân dụng cấp 3C/ICAO với đường băng dài 1.850 m, rộng 45 m, đáp ứng các loại máy bay ATR72, Foker hay tương đương. Sân bay được trang bị thiết bị dẫn đường VOR/DME, hệ thống đèn hiệu đáp ứng nhu cầu khả năng bay đêm, có hàng rào an ninh bao quanh dài 7,2 km.

 Sân bay quốc tế Attapeu dưới sự tài trợ của công ty bầu Đức với số vốn đầu tư lên đến 36 triệu USD (tương đương hơn 781 tỉ đồng) đã khánh thành và chính thức đi vào hoạt động.

Attapeu là tỉnh cực nam của nước Lào nằm ở ngã ba biên giới ba nước Đông Dương Việt Nam - Lào - Campuchia. Sân bay Attapeu là dự án đầu tư trọng điểm, có ý nghĩa lớn về chính trị và kinh tế xã hội, là cầu nối giao thông kinh tế chính trị, an ninh quốc phòng giữa Việt Nam và Lào.

Với tổng mức đầu tư 36 triệu USD, Attapeu là sân bay dân dụng cấp 3C/ICAO, đường băng dài 1.850m, rộng 45m đáp ứng các loại máy bay ATR72, Foker và tương đương. Sân bay được xây dựng trong 2 năm (từ tháng 5/2013 đến tháng 5/2015) và hoàn thành sớm hơn tiến độ dự án được ký kết.

Nhà ga hành khách của sân bay rộng 4.300 m2, có thể tiếp nhận cùng lúc 2 chuyến bay, được trang bị theo thiêu chuẩn nhà ga quốc tế, hệ thống đài chỉ huy không lưu, cứu hỏa, phòng soi chiếu hành lý, nhà xe kỹ thuật, xe chữa cháy… 

“Đây là sân bay hội đủ các yếu tố 1 sân bay hiện đại tầm trung. Đến thời điểm này đã hoàn thành đúng những nội dung đã ký kết, có chứng nhận hiệu chuẩn, đồng bộ, bay hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế”- bầu Đức tự hào.

Được biết, sân bay quốc tế Attapeu đưa vào hoạt động không chỉ phục vụ cho việc đi lại của người dân Nam Lào mà còn đáp ứng chi nhu cầu du lịch, làm ăn, hội họp… của đồng bào khu vực Tây Nguyên, các tỉnh đông bắc Thái Lan và Campuchia. Giờ đây, việc đi lại giữa các vùng đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều, thay vì đi xe 24 giờ, hành khách chỉ mất khoảng 1,5 giờ bay.

Nhà ga hành khách của sân bay rộng 4.300 m2, có thể tiếp nhận cùng lúc 2 chuyến bay, được trang bị theo thiêu chuẩn nhà ga quốc tế, hệ thống đài chỉ huy không lưu, cứu hỏa, phòng soi chiếu hành lý, nhà xe kỹ thuật, xe chữa cháy… 

Chủ tịch HĐQT HAGL, ông Đoàn Nguyên Đức cho biết: “HAGL đã đầu tư hàng tỷ USD vào Lào từ năm 2008 ở các lĩnh vực thủy điện, nông nghiệp, trong đó 70\% tập trung tại tỉnh Attapeu với các dự án trồng cao su, cọ dầu, trồng cỏ và nuôi bò với quy mô hàng trăm ngàn con. HAGL cũng đã xây dựng cho tỉnh Attapeu 1 bệnh viện đa khoa 200 giường, hơn 1.000 căn nhà cho công nhân, người dân, xây dựng nhiều trường học và hàng trăm km đường cấp phối"…

Hiện HAGL đã có những dự án nông nghiệp và thuỷ điện tại Lào lên đến hàng tỉ USD, trong đó tỉnh Attapeu chiếm trên 70\% như cây cao su, cọ dầu, mía đường, đặc biệt là trồng cỏ và phát triển đàn bò hàng trăm ngàn con. Cùng với đầu tư lớn, sử dụng lao động nhiều, HAGL đã tham gia đầu tư một số mảng hạ tầng lớn của Lào như khách sạn 4 sao, 1 bệnh viện 200 giường, 1.000 căn nhà cho công nhân địa phương, một số trường học….

Được biết, bầu Đức cũng đang triển khai xây dựng sân bay quốc tế Nọng Khang tại tỉnh Huaphanh, phía đông bắc Lào. Dự án có vốn đầu tư 80 triệu USD và chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành vào năm 2015 sẽ chủ yếu tiếp nhận các máy bay nhỏ, chặng ngắn như ATR 72, Fokker 70…

Bầu Đức sẽ đi thăm rừng bằng trực thăng

Hiện nay, bầu Đức có tổng cộng 48.800 ha cao su và cọ dầu tại Việt Nam, Campuchia và Lào. Riêng tại Attapeu diện tích cao su của bầu Đức lên đến 25.000 ha, trong đó có 4.000 ha đã bắt đầu khai thác.

Về lý do chọn Lào là mảnh đất đầu tư, bầu Đức cho biết, thủa ban đầu đi tìm quỹ đất trồng cao su, ông Đức chỉ tìm những vùng đất đỏ bazan. Nhưng khi sang Thái Lan, thấy không phải đất đỏ mà họ vẫn trồng cao su nhiều. Hỏi ra, ông mới biết, đất trồng được cao su phải đáp ứng đủ 4 yếu tố thổ nhưỡng là nhiệt độ từ 26 độ C, lượng mưa 1.800 mm trở lên, độ ẩm từ 80\%, tầng đất sâu 1 m và độ cao so với mực nước biển từ 300 m trở xuống. Mảnh đất ở Attapeu, Lào hội đủ các yếu tố này, lại sát với Gia Lai, nơi đặt trụ sở chính của Hoàng Anh Gia Lai và từ đây qua Thái Lan, xứ sở của cao su chỉ mất 240 km. Không còn điểm nào thuận lợi hơn, bầu Đức quyết tâm gây dựng đại bản doanh thứ 2 của tập đoàn ở vùng đất này.

Không phải là "tay mơ" trong việc trồng cây công nghiệp này, người đứng đầu Hoàng Anh Gia Lai đã thuộc làu làu quy trình trồng cao su như thế nào, tưới ra sao, bón phân nào... Đây cũng là lý do, vườn cao su rộng khoảng 3.000 hecta của Hoàng Anh Gia Lai cách khách sạn Hoàng Anh Attapeu hơn 100 km về hướng cửa khẩu Bờ Y đã chuẩn bị khai thác, chỉ sau 4 năm. Những tấn mủ cao su đầu tiên dự kiến sẽ được thu hoạch vào tháng 6/2012.

Ông Đức khẳng định, Hoàng Anh Gia Lai trồng cao su trên nền tảng khoa học kỹ thuật cao được chuyển giao từ Viện Nghiên cứu cao su của Thái Lan- nước xuất khẩu cao su đứng đầu thế giới.

Nông trường cao su của Hoàng Anh Gia Lai tại Attapeu, Lào.

Có rất nhiều điểm khác biệt trong quy trình trồng cao su của Hoàng Anh Gia Lai với doanh nghiệp trong nước. Ông Đức cho biết, cây thiếu chất gì sẽ bón phân có chất đó chứ không cứ cao su là bón NPK. Hoàng Anh Gia Lai cũng là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây cao su. Hệ thống này gồm các bể chứa nước, van điều áp và hệ thống đường ống dẫn nước đến từng gốc cao su. Nhờ van điều áp mà nước bơm nhỏ giọt qua các van đặc biệt, được nhập khẩu từ Isarel, vào từng gốc cao su đều một lượng nước là 2 lít mỗi giờ.

Với chiếc đũa thần công nghệ tưới nhỏ giọt bù áp Israel, 4.000 ha cao su tại Attapeu đã bắt đầu được khai thác khi mới bước vào tuổi thứ 5. Ông Phan Thanh Thủ - Giám đốc Cao su Hoàng Anh Attapeu đưa chúng tôi đến nông trường cao su tại huyện Saysetha và trắc nghiệm tại chỗ sản lượng cao su ở đây.

Công nhân cạo mủ lấy 10 chén ngẫu nhiên đầu tiên đổ vào thùng cân nặng tổng cộng 1,7 kg, 10 chén mủ tiếp theo cân nặng tổng cộng 2,2kg. Bình quân 1 cây cao su cho gần 2 lạng mủ.

Tại Attapeu với công nghệ tưới nước hiện đại, Hoàng Anh Attapeu trồng 550 cây cao su/1ha, mật độ trung bình tăng hơn 100 cây khi trồng tại Việt Nam. Với công nghệ tưới này, cao su ít rụng lá vào mùa khô, phát triển nhanh hơn và cho năng suất ổn định hơn. Tính bình quân 1ha cao su khoảng 500 cây, cạo mủ theo công thức 3D (3 ngày cạo một nhát), năng suất của cao su Hoàng Anh Attapeu đạt 3 tấn/ha.

Trụ sở của Hoàng Anh Attapeu xây dựng như khách sạn 5 sao.

Hiện nay năng suất trung bình của cao su Việt Nam là 1,71 tấn/ha, đứng sau Ấn Độ 1,82 tấn/ha trong khi đó năng suất bình quân toàn cầu là 1,1 tấn/ha.

Bầu Đức bắt đầu đầu tư cây cao su ở Attapeu từ năm 2008, thời điểm đó bất động sản còn đang nóng hổi. Đổ tiền vào một lĩnh vực kinh doanh không thuộc chuyên môn không phải bất cứ doanh nhân nào cũng dám làm. Chuyện làm ăn của bầu Đức luôn gặp những luồng ý kiến khác nhau. Tuy nhiên không thể nói chuyện ông bầu bóng đá này đầu tư cho nông nghiệp tại Attapeu là việc làm liều lĩnh.

Hoàng Anh Gia Lai thuê chuyên gia, các nhà khoa học tư vấn, mua công nghệ cao và đầu tư bài bản cho nông nghiệp. Trung bình tại Attapeu tổng chi phí đầu tư cho 1ha cao su là 5.000 USD, trong đó riêng công nghệ tưới nhỏ giọt bù áp chiếm 1.000 USD.

Vùng đất Attapeu khô cằn ở Nam Lào với rừng khộp nghèo nàn đã được bầu Đức cho quy hoạch bài bản để trồng mía, cao su và cọ dầu bằng công nghệ tiên tiến. Ở Việt Nam không có bất cứ một vùng nguyên liệu tập trung nào được như vậy.

Những người lần đầu tiên đến Attapeu hiện nay chắc chắn sẽ ngạc nhiên thú vị khi chạy xe ô tô mất một buổi vẫn chưa hết các nông trường cao su của bầu Đức.

Dư luận luôn đặt dấu hỏi về tài sản của bầu Đức. Nếu nhìn bằng mắt thường, tính nhẩm thì tài sản của ông bầu hiện nay không phải là những cao ốc ở quận 7 TP. HCM hay rải rác trên cả nước trong tình hình giá đất rớt thê thảm. Đến thời điểm này, bầu Đức đã chuyển hướng tập trung đầu tư cho nông nghiệp lên đến 70\%. Đây là lĩnh vực không thể mang lại “tiền tươi” nhưng hứa hẹn ổn định.

Sau hơn 5 năm đầu tư, đổ vào “căn cứ địa” Attapeu gần 1 tỷ USD đến tháng 2/2013 khi nhà máy đường 7000 tấn/ngày và Nhà máy chế biến mủ cao su 25.000 tấn/năm của Hoàng Anh Attapeu “chạy” thì các nhà đầu tư mới bắt đầu thấy dòng tiền của bầu Đức.

Theo khoa học, lượng mủ cây cao su phát triển theo hình chóp nón trong vòng 20 năm. Từ năm thứ nhất đến năm thứ mười lượng mủ phát triển đến đỉnh cao và bắt đầu tụt xuống ở năm thứ 20.

Ông Phan Thanh Thủ - Giám đốc Hoàng Anh Attapeu nói đến năm thứ 20 chỉ riêng gỗ cao su khai thác của Hoàng Anh Gia Lai cũng được 1 tỉ USD.

Bầu Đức khẳng định công nghệ nhà máy đường Hoàng Anh Attapeu không có gì đặc biệt nhưng công nghệ nhà máy chế biến mủ cao su được tư vấn kỹ càng từ những khách hàng chuyên sản xuất lốp ô tô từ Mỹ và Châu Âu.

Hoàng Anh Attapeu theo lãnh đạo của tập đoàn này cho biết đã có trong tay thứ quan trọng nhất là vùng nguyên liệu hoàn hảo. Để đảm bảo cho vùng nguyên liệu, bầu Đức tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng ngay từ đầu.

Khách sạn 4 sao Hoàng Anh Attapeu được xây dựng trong vòng 7 tháng, bệnh viện 200 giường, đường sá, cầu cống và sân bay Attapeu đang ráo riết hoàn thành giai đoạn 1. Tháng 11/2013, phát biểu với giới truyền thông lãnh đạo tỉnh Attapeu và Chính phủ Lào đã ca ngợi bầu Đức “làm thay đổi bộ mặt của tỉnh nghèo Attapeu”.

Với khoảng cách tương đối xa giữa 3 vùng nguyên liệu cao su của Hoàng Anh Gia Lai nằm ở 3 quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia, khi sân bay Attapeu hoàn thành bầu Đức hứa hẹn sẽ đi thăm kho vàng trắng bằng máy bay riêng và cả trực thăng nữa.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

[mecloud]fggY0MNtke[/mecloud]

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bau-duc-san-bay-800-ty-va-tai-san-phai-di-tham-bang-truc-thang-tai-lao-a96615.html