Vì sao cả nhà đại gia tôm "biến mất" khỏi nhóm siêu giàu?


Thứ 5, 02/04/2015 | 06:30


Cùng sự kiện

(ĐSPL) - Thủy sản Minh Phú hủy niêm yết, đồng nghĩa với việc 3 đại gia trong Top 100 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt “biến mất”.

(ĐSPL) - Thủy sản Minh Phú hủy niêm yết, đồng nghĩa với việc 3 đại gia trong Top 100 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt “biến mất”. Lí do cho sự "biến mất" này được giải thích là do việc niêm yết cổ phiếu ảnh hưởng đến công tác đàm phán giá bán tôm giữa MPC với khách hàng.
Kể từ ngày 31/3/2015, 70 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) chính thức hủy niêm yết toàn bộ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM.
Tại đại hội cổ đông bất thường 2014, đại diện MPC cho biết không có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trở lại do việc niêm yết cổ phiếu ảnh hưởng đến công tác đàm phán giá bán tôm giữa MPC với khách hàng.
Minh Phú là tập đoàn thủy sản gia đình do vợ chồng doanh nhân Lê Văn Quang - Chu Thị Bình thành lập.
Thủy sản Minh Phú là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm.
Năm 2014, Minh Phú xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia, tăng 41\% so với năm trước, doanh số đạt 730 triệu USD.
Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, tiếp theo là Nhật Bản và châu Âu.
Năm 2006, Minh Phú lên sàn chứng khoán niêm yết nhằm mở mang, huy động vốn để đầu tư.
Minh Phú có vốn điều lệ 700 tỷ đồng và là doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất niêm yết trên sàn.
Một cánh tay đắc lực hỗ trợ ông Quang – bà Bình trong việc kinh doanh của Minh Phú chính là cô con gái cả của ông bà: Lê Thị Dịu Minh.
Dịu Minh hiện tại là Phó Tổng Giám đốc phụ trách Nghiên cứu Phát triển, kiêm Giám đốc Bộ phận chiến lược Nghiên cứu và Phát triển.
Bí quyết làm giàu - Vì sao cả nhà đại gia tôm 'biến mất' khỏi nhóm siêu giàu?

 Thủy sản Minh Phú hủy niêm yết, đồng nghĩa với việc 3 đại gia trong Top 100 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt “biến mất”. 

Trước đó, đại gia thủy sản Minh Phú công bố Báo cáo tài chính quý IV và báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014.
Theo đó, trong quý IV/2014, doanh thu thuần của MPC tăng 13,6\% so với quý IV/2013, lợi nhuận sau thuế tăng hơn 67\% so với cùng kỳ.
Thứ nhất, công ty đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng giá trị gia tăng, phát triển dần vùng tôm có chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ, làm khả năng cạnh tranh của Minh Phú vượt trội hơn DN trong nước và trên thế giới.
Thứ hai, do công ty đẩy mạnh công suất chế biến nhà máy Minh Phú - Hậu Giang, làm cho chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm, tăng hiệu quả kinh doanh.
Công ty cũng phát triển và hoàn thiện chuỗi cung ứng từ tôm giống đến tôm thương phẩm sạch bệnh, từ đó ký được những đơn hàng giá trị lớn.
Thứ tư, lãi suất giảm khiến chi phí tài chính giảm, đồng thời công ty quản lý tốt dòng tiền khiến doanh thu tài chính tăng, chi phí tài chính giảm.
Báo cáo tài chính quý IV và báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 vừa được Minh Phú công bố gây nhiều bất ngờ vì lợi nhuận "khủng".
Cụ thể, doanh thu năm 2014 của công ty đạt 4.297 tỷ đồng, tăng 13,6\% so với cùng kỳ, lãi ròng dành cho cổ đông công ty mẹ đạt 190 tỷ đồng, tăng 65,9\%.
Lũy kế cả năm, Minh Phú bão lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 755 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với lợi nhuận năm 2013 (270 tỷ đồng). EPS năm 2014 của MPC đạt mức 10.930 đồng/cổ phiếu.
Năm 2015, công ty dự kiến sẽ cán mốc 1 tỷ USD. Lợi nhuận năm 2015 ước đạt 1.416 tỷ đồng, tăng 55\%.
Ba đại gia siêu giàu "biến mất"
Khi Minh Phú hủy niêm yết, đồng nghĩa với việc 3 đại gia trong Top 100 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt “biến mất”.
Ông Lê Văn Quang – Vua tôm:
Bí quyết làm giàu - Vì sao cả nhà đại gia tôm 'biến mất' khỏi nhóm siêu giàu? (Hình 2).

Trong danh sách Top 100 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt năm 2014, đại gia Lê Văn Quang đang đứng ở vị trí thứ 12.

Ông Lê Văn Quang sinh năm 1958 tại Quảng Ninh. Ông đã tốt nghiệp Kỹ sư Công nghiệp chế biến thủy sản.
Ông Quang bắt đầu làm việc trong ngành chế biến thủy sản từ năm 1981, với vai trò một Cán bộ kỹ thuật sở thuỷ sản Minh Hải.
Từ năm 1983 đến 1988, ông là Phó phòng thu mua Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Minh Hải rồi Quản đốc phân xưởng Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Minh Hải.
Từ năm 1992 ông chính thức trở thành Chủ doanh nghiệp tư nhân Minh Phú và từ năm 2006 đến nay ông là Tổng giám đốc kiêm CTHĐQT MPC, Chủ tịch Hội đồng quản trị một số công ty con.
Hiện tại, trong danh sách Top 100 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt năm 2014, ông Quang đang đứng ở vị trí thứ 12.
Bởi lẽ, doanh nghiệp của ông là doanh nghiệp hàng đầu về chế biến tôm xuất khẩu.
Tại lễ công bố và vinh danh Bảng xếp hạng “50 Nhà Lãnh Đạo Doanh Nghiệp – Mark of Respect 2014” diễn ra hồi đầu tháng 1/2015, ông Quang vinh dự được nhận giải thưởng nhà lãnh đạo xuất sắc nhất.
Chu Thị Bình – “Bà trùm” chứng khoán đầu tiên:
Bí quyết làm giàu - Vì sao cả nhà đại gia tôm 'biến mất' khỏi nhóm siêu giàu? (Hình 3).

Bà Bình “chiếm giữ” vị trí số 9 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt năm 2014 với số tài sản gần 1.800 tỷ đồng.

Năm 18 tuổi, sau khi tốt nghiệp THPT, bà Chu Thị Bình không thi ĐH mà cùng cậu vào Nam lập nghiệp. Sau khi kết duyên cũng ông Quang, 2 vợ chồng bà đã cùng nhau tạo dựng sự nghiệp.
Ban đầu chỉ với nguồn vốn 120 triệu đồng, doanh nghiệp tư nhân Minh Phú ra đời với sự trợ giúp của bạn bè.
Bà bắt đầu từ công việc của một công nhân thu mua tôm và cùng chồng tạo dựng cơ ngơi.
Sau đó, quy mô hoạt động của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, vợ chồng bà xây dựng Nhà máy xuất khẩu thủy sản Minh Phú.
Năm 2006, Minh Phú lên sàn chứng khoán niêm yết cũng là năm mà tên tuổi của bà được giới đầu tư và truyền thông biết đến. Bà Bình chính là người giàu thứ 5 trên sàn chứng khoán trong năm 2006.
Tuy nhiên, nếu chỉ tính các nữ doanh nhân trên sàn chứng khoán thì bà Bình lại là người giàu nhất trên sàn chứng khoán. Bà chính là “bà trùm” chứng khoán đầu tiên tại thời điểm đó.
Thế nhưng, thị trường chứng khoán những năm sau có nhiều biến động khiến ngôi vị của bà trở nên bấp bênh.
Năm 2007, giá trị cổ phiếu MPC mà bà Bình nắm giữ sụt giảm khiến bà bị đánh bật ra khỏi Top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán.
Kể từ đó, tên tuổi của bà dần đi vào lãng quên và vị trí nữ doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán một thời của bà cũng không mấy ai nhớ đến.
Chỉ đến tháng 8/2014, khi cổ phiếu MPC tăng phi mã thì bà Bình mới nhận được sự chú ý của giới đầu tư chứng khoán.
Trong năm 2014 vừa qua, bà Bình có thêm 1.457 tỷ đồng nhờ sự tăng giá của cổ phiếu MPC. Bà Bình cũng là người kiếm được nhiều tiền nhất trên sàn chứng khoán Việt năm 2014.
Bà Bình “chiếm giữ” vị trí số 9 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt năm 2014 với số tài sản gần 1.800 tỷ đồng.
Lê Thị Dịu Minh- "Gái rượu" trăm tỷ
Bí quyết làm giàu - Vì sao cả nhà đại gia tôm 'biến mất' khỏi nhóm siêu giàu? (Hình 4).

Trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt năm 2014, Lê Thị Dịu Minh đang đứng ở vị trí thứ 38. (Ảnh minh họa).

Trong thời gian gần đây, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh hay Đặng Nguyễn Quỳnh Anh được nhắc tới nhiều khi thay nhau nắm giữ danh hiệu “Nữ 9X giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam”. Các tiểu thư được tôn vinh vì mới ngoài 20 tuổi đã nắm giữ khối tài sản lên tới hàng chục, thậm chí hơn 100 tỷ đồng.
Thế nhưng, không nhiều người biết rằng “thành tích” này của Nhất Hạnh hay Quỳnh Anh vẫn thua xa đàn chị Lê Thị Dịu Minh. Năm 2007, khi vừa bước qua tuổi 20, Dịu Minh đã lọt vào danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản khoảng 200 tỷ đồng. Dịu Minh trở nên giàu có khi cổ phiếu MPC niêm yết.
Tuy nhiên, trái ngược với những cậu ấm, cô chiêu khác, Dịu Minh lại mạnh tay bán ra MPC khi cổ phiếu này tăng giá mạnh. Năm 2012, ái nữ nhà “vua tôm” bán ra 3,445 triệu cổ phiếu MPC, giảm tỷ lệ nắm giữ xuống chỉ còn 4,5\%, tương ứng 3,155 triệu cổ phiếu.
Nếu không bán đi một nửa số cổ phiếu MPC thì tài sản trên thị trường chứng khoán của Dịu Minh sẽ là 653,4 tỷ đồng thay vì con số 321,35 tỷ đồng.
Nhưng với 3,155 cổ phiếu cũng đủ để ái nữ của ông Lê Văn Quang dẫn đầu top 5 triệu phú có tài sản gia tăng nhanh nhất trong năm 2014.

Xem thêm video: Vì sao đại gia Việt "mê" làm nông nghiệp?

Trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt năm 2014, Dịu Minh đang đứng ở vị trí thứ 38.
Tuy nhiên, quyền lực của ái nữ 8X này còn lớn hơn bởi ngoài việc sở hữu số lượng MPC rất lớn, làm Phó Tổng giám đốc Minh Phú. Dịu Minh còn đang làm Tổng giám đốc của công ty cổ phần Đầu tư Long Phụng. Công ty này sở hữu hơn 4 triệu cổ phiếu MPC, tương ứng 5,97\% vốn Minh Phú.
Theo nhận xét của một số lãnh đạo MPC, Dịu Minh có năng lực, ham học hỏi, giúp được không ít việc cho cha cô cũng như cả tập đoàn.
Tuy nhiên, Dịu Minh có tiếp quản công việc của cha cô hay không, hiện khó có thể trả lời, bởi cô đã lập gia đình.
Nhà chồng nữ đại gia kín tiếng Dịu Minh cũng có công ty rất lớn, hoạt động trong lĩnh vực khác ngành thủy sản.
Trước đó, chia sẻ với báo giới về việc tìm người kế nghiệp cho công ty gia đình này, ông Quang cho hay: “Tôi chỉ chọn người có năng lực và đủ tin cậy để chuyển giao, không nhất thiết phải là người trong gia đình. Tôi vẫn đang lựa chọn người kế thừa”.
AN NHIÊN (Tổng hợp)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-ca-nha-dai-gia-tom-bien-mat-khoi-nhom-sieu-giau-a89524.html