Đại gia Lê Thanh Thản: Người ta đồn tôi buôn thuốc phiện


Thứ 4, 10/07/2019 | 11:24


Cùng sự kiện

Nhiều người đồn rằng ông Lê Thanh Thản có tiền xuống Hà Nội đầu tư dự án là nhờ buôn thuốc phiện trên Tây Bắc?

Nhiều người đồn rằng ông Lê Thanh Thản có tiền xuống Hà Nội đầu tư dự án là nhờ buôn thuốc phiện trên Tây Bắc?

Ông Lê Thanh Thản được nhiều người gọi là “Đại gia điếu cày” vì ông hút thuốc lào và thương xuyên mang theo bên mình chiếc điếu cày, ông vốn là một người sinh ra lớn lên ở vùng quê nông thôn đi lập nghiệp nên đó là điều bình thường.

Khởi đầu từ Điện Biên, ông Thản đã bắt đầu nhen nhóm mua đất xây nhà cao tầng và làm khách sạn. Năm 1995, ông đã bắt đầu xây dựng khách sạn tại Điện Biên, đến năm 1999, ông tiến về Hà Nội và mua đất xây nhà chung cư ở Hà Nội.

Đầu tiên là mua mảnh đất ở Định Công xây nhà chung cư và phân liền kề bán, sau đó là mua lại các dự án “hoang hóa, chết yểu” đã để không nhiều năm từ các chủ đầu tư khác như dự án Xa La, dự án Đại Thanh, Kim Văn Kim Lũ, Linh Đàm.

Điều đặc biệt là Chủ tịch Lê Thanh Thản đã quyết định chọn các dự án gần như đã “hoang hóa, chết yểu” để mua lại và quyết tâm khôi phục, thay đổi vận mệnh cho dự án. Ông cũng có triết lý không bao giờ sử dụng vốn từ ngân sách hay mua lại đất “vàng” từ Nhà nước. Ông tự đặt cho mình một mục tiêu là làm ăn kinh tế đơn thuần và buôn bán với người dân.

Đại gia Lê Thanh Thản. Ảnh: Quân Đội Nhân Dân 

Nhiều người đồn rằng ông Thản có tiền xuống Hà Nội đầu tư dự án là nhờ buôn thuốc phiện trên Tây Bắc, ông Thản chia sẻ "còn nhớ hồi đó thuốc phiện chưa bị cấm sử dụng nhưng có cấm mua bán trong dân. Ở dưới xuôi, hệ thống thương nghiệp nhà nước chủ trương thu mua thuốc phiện ở vùng cao rồi sau đó xuất ra ngoài, thu đổi về các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Cái đó thuộc về bí mật của cơ quan quản lý thời điểm đó nên tôi cũng không rõ như thế nào. Mà tôi thì có một giai đoạn ngắn kinh qua mảng quản trị tài chính thương nghiệp cho địa phương. Đó cũng có thể là căn nguyên của tin đồn nực cười như thế. Lại nói về thuốc phiện, tôi nhớ là tôi có tò mò thử hút một lần hồi đó mà nói thật là chẳng ra thể thống gì, rất khó chịu nữa là đằng khác, kém xa thuốc lào..." 

Đến năm 1999, sau khi tích cóp được số vốn nho nhỏ nhờ quá trình thầu xây dựng ở Lai Châu, ở Lào,ông quyết định xuống Hà Nội nghiên cứu thị trường bất động sản ở đây. Cơ duyên đầu tiên là hợp tác với Tổng công ty HUD (Bộ Xây dựng) xây nhà chung cư ở khu Định Công (quận Hoàng Mai). Rồi song song với đó tôi kinh doanh cây xăng, mở siêu thị và bắt đầu xây khách sạn đầu tiên tại Hà Nội. Từ đó bắt đầu bén duyên với bất động sản, lần lượt tham gia xây dựng khu đô thị Xa La (Hà Đông), Linh Đàm (Hoàng Mai), Kim Văn Kim Lũ (Hoàng Mai), Đại Thanh (Thanh Trì), Thanh Hà (Thanh Oai)...

Chia sẻ báo Quân Đội Nhân Dân, vị “Đại gia điếu cày” nói: “Tôi nhiều lúc cảm thấy mình cũng hợp với làm đất và xây nhà chung cư. Nhà của tôi xây đến đâu bán hết đến đó, quan điểm của tôi là bán rẻ, lãi ít nhưng nhiều thì sẽ giàu to”.

Ông thường xây nhà ở các khu vùng ven Hà Nội như Xa La, Linh Đàm, Kim Văn Kim Lũ. Như dự án Xa La, khi ông làm thì khu đô thị Xa La còn ở tỉnh Hà Tây (trước đây), sau khi dự án hoàn thành thì khu đất đó mới sáp nhập về Hà Nội, mà dự án này ông cũng đi mua lại từ một doanh nghiệp để dự án từ nhiều năm qua mà không triển khai được. Khu Linh Đàm cũng vậy, năm 2001, khi ông về đây mua các mảnh đất để xây chung cư, đất biệt thự ở đây có giá khoảng 2,5 triệu đồng/m2. Và lúc đó cũng chưa có đường vành đai 3, mà “dân trên phố” nghe nói đến Linh Đàm là có cảm giác “xa tít mù khơi”.

Nhưng ông thì lại nghĩ khác, chỗ nào không ai làm thì ông làm, dự án họ vẽ ra, để lâu mà không triển khai được thì ông mua lại, miễn sao có giấy tờ pháp lý đầy đủ, không tranh chấp, kiện cáo. Từ những phương châm đó mà ông đã thực sự thành công với việc phát triển nhà ở bình dân cho người có thu nhập thấp. Ông luôn tâm niệm rằng trong xã hội, số lượng người có thu nhập bình dân nhiều hơn người giàu. Do đó, xây nhà cho người có thu nhập thấp sẽ bán rất chạy.

Quả thực, sau khi ông Thản xây nhà bình dân thì giờ đây cả thị trường bất động sản lại đang hướng đến phân khúc này, quả đúng ông là người có khả năng thay đổi vận mệnh.

Sau khi có được thành công trên thị trường bất động sản thì lúc này ông lại nghĩ đến cái gì đó bền vững hơn. Và thế là một “chuỗi khách sạn lớn nhất Đông Dương” ra đời với hơn 60 khách sạn từ 3 đến 5 sao mọc lên khắp cả nước, từ Cà Mau đến Quảng Ninh và sang cả nước bạn Lào.

Những cánh chim đại bàng Mường Thanh được gắn trên các tòa nhà Khách sạn Mường Thanh đã trở thành một biểu tượng lớn cho ngành du lịch Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, khi bạn bè quốc tế đến các vùng, miền xa xôi của Việt Nam đều lựa chọn Khách sạn Mường Thanh.

Giờ đây, khi mà Đảng và Nhà nước xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế và Việt Nam đang cố gắng xây dựng một số tập đoàn kinh tế tư nhân đủ lực để vươn ra tầm quốc tế, đây sẽ là niềm tin vững chắc cho Tập đoàn Mường Thanh vươn xa ra biển lớn.

Kiều Trang (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-gia-le-thanh-than-nguoi-ta-don-toi-buon-thuoc-phien-a283650.html