Sau điện thoại và ô tô, “đế chế” Vingroup lấn sân hàng không


Chủ nhật, 14/07/2019 | 00:58


Cùng sự kiện

Tập đoàn Vingroup đã rục rịch chuẩn bị bước vào thị trường hàng không với việc thành lập CTCP Hàng không Vinpearl Air.

Từ một ông lớn bất động sản, giờ đây tập đoàn Vingroup đã rục rịch chuẩn bị bước vào thị trường hàng không với việc thành lập CTCP Hàng không Vinpearl Air. Ngay trong tháng 8/2019, các trường đại học của Vingroup sẽ tuyển sinh lứa phi công đầu tiên.

Cuộc đua trên bầu trời

Theo cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (bộ Kế hoạch và Đầu tư), công ty CP Hàng không Vinpearl Air được thành lập từ 22/4/2019, địa chỉ trụ sở chính tại quận Long Biên, TP.Hà Nội (trong khu Vinhomes Riverside Long Biên của tập đoàn Vingroup).

Công ty Vinpearl Air có vốn điều lệ1.300 tỷ đồng, đăng ký 9 ngành nghề kinh doanh, trong đó ngành nghề kinh doanh chính là vận tải hành khách hàng không. Doanh nghiệp được đăng ký hoạt động dưới dạng công ty cổ phần với 3 cổ đông sáng lập, trong đó, công ty CP Phát triển Du lịch VinAsia nắm 45%, ông Hoàng Quốc Thủy nắm 30% và ông Phạm Khắc Phương nắm 25%. Người đại diện phápluật là bà Nguyễn Thanh Hương (SN1972).

Theo hồ sơ đăng ký mới nhất, bàHương giữ vị trí Chủ tịch HĐQT công ty, trong khi trước đó bà nắm giữ vị trí Tổng giám đốc. Hiện, bà Nguyễn Thanh Hương cũng là đại diện pháp luật của công ty CP Đầu tư Nhất Nam. Đây là doanh nghiệp sở hữu hệ thống siêu thị Fivimart và chuỗi bán lẻ điện thoại Viễn Thông A mà tập đoàn Vingroup đã chi hơn 1.000 tỷ đồng mua lại cuối năm ngoái. Hiện, thị trường hàng không Việt Nam đang có 5 hãng hàng không là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet, Vascovà Bamboo Airways.

Hồi tháng 6/2019, công ty cổ phần Hàng không Thiên Minh cũng đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải hàng không với vốn điều lệ 1.000tỷ đồng. Ngoài Hàng không Thiên Minh vàVinpearl Air, trên thị trường hiện vẫn còn2 hãng đơn vị đang xếp hàng chờ cấp phép bay là công ty cổ phần Hàng không Ngôi sao Việt (Vietstar) và công ty cổ phần Du lịch Vietravel đã trình hồ sơ thành lập hãng Vietravel Airlines.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng. 

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dồn lực tăng tốc

Việc thành lập hãng hàng không tuy chưa được phía Vingroup xác nhận song tối 9/7, tập đoàn Vingroup cho biết vừa cùng tập đoàn CAE (Canada) ký kết thoả thuận hợp tác đào tạo phi công, kỹ thuật bay và các nhân sự khác trong lĩnh vực hàng không nhằm cung cấp nguồn lực kỹ thuật cao cho Việt Nam và thế giới.

Dự kiến, mỗi năm sẽ có 400 phi công và thợ máy đạt tiêu chuẩn quốc tế CAAV (cục Hàng không Việt Nam), FAA (cục Hàng không Liên bang Mỹ) và IASA (Ủyban An toàn hàng không châu Âu) được cung ứng ra thị trường. Tập đoàn Vingroup cho biết quyết định mở trường đào tạo phi công và thợ máy nhằm đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không dân dụng Việt Nam và khu vực; góp phần giải quyết tình trạngk han hiếm nguồn nhân lực phi công và kỹthuật bay.

Bên cạnh đó, Vingroup cũng đào tạo các nhân sự khác trong ngành hàng không như huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy; huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không; quản trị hàng không, kinh tế vận tải hàng không và kỹ sư máy bay...

Để triển khai chủ trương trên, Vingroup đã ký kết thoả thuận hợp tác với CAE Oxford Aviation Academy - tổ chức đào tạo hàng không hàng đầu thế giới - thành lập trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng không (VinAviation School) và trung tâm Huấnluyện bay Vinpearl Air (VPA TrainingCentre) tại Việt Nam.

Trong đó, VinAviation School đào tạo phi công, thợ máy cơ bản theo tiêu chuẩn CAAV và tiêu chuẩn quốc tế được FAA và IASA công nhận tại Việt Nam; chỉ tiêu dự kiến là 400 phi công và thợ máy/năm. Vinpearl Air đào tạo huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy, huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng không khác.

Riêng nhóm ngành quản trị hàng không, kinh tế vận tải hàng không và kỹ sư máy bay sẽ do trường Đại học VinUni đảm nhiệm. Phát biểu về việc này, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn Vingroup Nguyễn Việt Quang cho biết: “Tình trạng khan hiếm phi công và kỹ thuật bay đang diễn ra không chỉ Việt Nam mà trên khắp thế giới. Mức lương trong ngành này rất cao, từ 100 triệu đồng trở lên với phi công bay thương mại và 200 triệu đồng trở lên với cơ trưởng - giáo viên, trong khi thời gian đào tạo chỉ từ 18-21 tháng. Vì thế Vingroup đặt mục tiêu góp phần giải quyết được bài toán khan hiếm phi công trong nước, đồng thời tiến tới xuất khẩu phi công ra thế giới, nhằm tham gia phát triển các nguồn lực quốc gia, tạo cơ hội cho thế hệ trẻ và đóng góp ngoại tệ cho đất nước".Ông Al Contrino, Giám đốc phụ trách phát triển kinh doanh và hợp tác chiến lược trong đào tạo hàng không CAE, cũng bày tỏ: "Chúng tôi tin tưởng ý chí mạnh mẽ của tập đoàn Vingroup và kinh nghiệm của tập đoàn CAE sẽ giúp dự án gặt hái được thành công trong thời gian ngắn".Việc tuyển sinh dự kiến sẽ được tiến hành ngay trong tháng 8/2019.

ĐÌNH VĂN
Bài đăng trên báo in Đời Sống & Pháp Luật số 111

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sau-dien-thoai-va-o-to-de-che-vingroup-lan-san-hang-khong-a284078.html