+Aa-
    Zalo

    Thuế ô tô theo phương án mới nhất: Vỡ tan giấc mơ ô tô giá rẻ?

    ĐS&PL (ĐSPL) - Với thuế suất nhiều linh kiện giảm về 0\%, nhiều người hy vọng giá xe ô tô từ 2.0L trở xuống lắp ráp trong nước sẽ giảm.

    (ĐSPL) - Với thuế suất nhiều linh kiện giảm về 0\%, nhiều người hy vọng giá xe ô tô từ 2.0L trở xuống lắp ráp trong nước sẽ giảm. Tuy nhiên, theo các DN ô tô FDI, thì xe lắp ráp trong nước khó có chuyện giảm giá.

    Mừng hụt thuế tiêu thụ đặc biệt

    Bộ Tài chính vừa chính thức trình Thủ tướng phương án mới nhất về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô dưới 24 chỗ. Dự thảo mới lần này sẽ bỏ phân nhóm áp thuế tiêu thụ đặc biệt với loại xe có dung tích xylanh từ 1.000 cm3 trở xuống, báo Dân trí đưa tin.

    Theo đó, với các dòng xe có dung tích dưới 1.500 cm3 áp dụng thuế suất 40\% từ ngày 1-7-2016 (giảm 5\% so với hiện tại) và 35\% từ ngày 1-1-2018. Loại có dung tích 1.500-2.000 cm3 áp thuế suất 40\% từ ngày 1/1/2018 (giảm 5\%). Loại có dung tích 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 áp dụng thuế suất 55\% từ ngày 1/7/2016 (tăng 5\%) và 60\% từ ngày 1-1-2018.

    Trong dự thảo lần này có điều chỉnh tương đối lớn so với dự thảo gần nhất và càng khác xa so với phương án đưa ra ban đầu. Trong lần gần nhất, Bộ Tài chính vẫn trình phương án chia nhỏ với cả dòng ô tô có dung tích xylanh từ 1.000 cm3 trở xuống và các mức thuế suất của các dòng xe có lộ trình giảm sâu xuống 25\%-30\% từ 1/1/2018.

    Trong lần trình đầu tiên, thậm chí các dòng xe ưu tiên phát triển có dung tích xylanh thấp, mức thuế tiêu thụ đặc biệt còn dự kiến được điều chỉnh giảm 20\%-25\% so với mức hiện hành đang áp dụng là 45\%.

    Chia sẻ về lý do thay đổi phương án trình, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) nói ngắn gọn: “Phương án trước đó không được đại biểu Quốc hội thông qua”.

    Trước đó, Bộ Tài chính muốn đưa ra lộ trình giảm sâu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm góp phần giảm giá xe, thúc đẩy thị trường và giúp người dân có thu nhập khá, trung bình khá mua được xe ô tô.

    Tuy nhiên, tại phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế diễn ra chiều 13/11, nhiều đại biểu đã đề nghị cân nhắc việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô. Nhiều đại biểu cho rằng cần cân nhắc việc giảm sâu thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe dưới chín chỗ bởi có thể sẽ “bóp chết” ngành ô tô nội và khiến tiêu dùng bùng nổ trong khi hạ tầng giao thông còn hạn chế.

    Đại biểu cũng đề nghị không nên chia nhỏ để áp thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe ô tô có dung tích xylanh từ 1.500 cm3 trở xuống và dòng xe có dung tích xylanh trên 3.000 cm3 và đề nghị áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thống nhất đối với dòng xe này.

    Hiện tại, so với chín nước ASEAN thì mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô từ chín chỗ trở xuống có dung tích xylanh dưới 2.000 cm3 ở Việt Nam là 45\% cao hơn so với mức trung bình của bốn nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan. Trong đó, Thái Lan và Indonesia là hai nước có nền công nghiệp ô tô tương đối phát triển.

    Với thuế suất nhiều linh kiện giảm về 0\%, nhiều người hy vọng giá xe ô tô từ 2.0L trở xuống lắp ráp trong nước sẽ giảm. Tuy nhiên, theo các DN ô tô FDI, thì xe lắp ráp trong nước khó có chuyện giảm giá.

    Thuế 0\% cũng đừng mộng ô tô giá rẻ

    Thông tin trên Vietnamnet, Bộ Tài chính cũng vừa có văn bản gửi lấy ý kiến các bộ, ngành về đề xuất giảm thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô. Nhiều dòng thuế có thể về 0\% từ năm 2016.

    Chẳng hạn, với xe con dưới 2.0L, cơ quan chức năng dự tính sẽ điều chỉnh thuế suất 7 mặt hàng trong nhóm động cơ và các bộ phận như hộp số, cụm bánh xe, bật lửa điện.

    Cụ thể, thuế nhập khẩu động cơ ô tô Hàn Quốc có thể giảm từ 20\% xuống bằng mức cam kết trong FTA Việt Nam - Nhật Bản là 3\% từ năm 2016.

    Với các bộ phận khác như hộp số, cụm bánh xe của Nhật, Hàn,... sẽ giảm xuống 5\% thay vì 12-20\% như kế hoạch trước đó.

    Một bộ phận khác là bật lửa điện cũng được đề xuất đẩy nhanh quá trình giảm thuế nhập khẩu theo hướng về 0\% vào năm 2016.

    Ngoài ra, 5 dòng hàng thuộc nhóm động cơ, hộp số và phụ kiện của xe tải Hàn Quốc và Nhật Bản cũng được đề xuất giảm thuế nhập khẩu xuống 0\% vào năm 2016, thay vì 2018-2019 như kế hoạch ban đầu.

    Bộ Tài chính cho rằng, ngành sản xuất lắp ráp được định hướng chuyển sang nhập khẩu linh kiện, phụ tùng từ các đối tác công nghệ cao, tạo động lực đột phát cho ngành sản xuất trong nước.

    Với thuế suất nhiều linh kiện giảm về 0\%, nhiều người hy vọng giá xe ô tô từ 2.0L trở xuống lắp ráp trong nước sẽ giảm. Tuy nhiên, theo các DN ô tô FDI, thì xe lắp ráp trong nước khó có chuyện giảm giá.

    Theo ý kiến của một DN ô tô FDI Nhật Bản, hiện trên 50\% số linh kiện phục vụ lắp ráp ô tô tại Việt Nam có nguồn cung cấp tại khu vực ASEAN.

    Theo quy định hiện hành, nếu các linh kiện này đạt xuất xứ hàng hóa theo Form D (có ít nhất 40\% hàm lượng nội địa) thì thuế nhập khẩu ở mức 0\%-5\%.

    Hầu hết các DN ô tô FDI tại Việt Nam đã có chứng nhận xuất xứ Form D và đã được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi rồi.

    Chỉ có tỷ lệ nhỏ các linh kiện công nghệ cao nhập từ Nhật Bản, châu Âu nên việc hạ thuế linh kiện ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc về 0\%, giá xe không bị tác động nhiều.

    Giá xe nếu có giảm chỉ rơi vào một số mẫu của Hàn Quốc đang lắp ráp tại Việt Nam nhờ được giảm thuế động cơ và hộp số, đơn cử như mẫu Santa Fe, Avante của Hyundai và Kia Morning, K3, Sorento, Carent, Sedona.

    AN NHIÊN (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thue-o-to-theo-phuong-an-moi-nhat-vo-tan-giac-mo-o-to-gia-re-a120898.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.