+Aa-
    Zalo

    Lập 12 đoàn kiểm tra việc giải ngân tiền hỗ trợ người dân khó khăn do COVID-19

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mục đích của việc lập đoàn kiểm tra là để kiểm tra tình hình, kết quả và đôn đốc việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do COVID-19.

    Báo Dân trí đưa tin, Bộ trưởng bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa ký Quyết định thành lập 12 đoàn kiểm tra về thực hiện chính sách an sinh xã hội, người dân khó khăn bởi đại dịch COVID-19.

    Thời gian thực hiện các cuộc kiểm tra được xác định từ 21/10 đến 3/11/2021. Mục đích nhằm kiểm tra tình hình, kết quả và đôn đốc việc thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách an sinh, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

    lap 12 doan kiem tra viec giai ngan tien ho tro nguoi dan kho khan do covid 19 01
    Các đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra tình hình, kết quả và đôn đốc việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do COVID-19. Ảnh minh họa

    Các đợt kiểm tra sẽ tập trung kiểm tra chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch theo Nghị quyết số 68 ngày 1/7/2021, Nghị quyết số 126 ngày 8/10/2021 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

    Lãnh đạo bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết thêm, đoàn công tác cũng có nhiệm vụ nắm bắt thực trạng thiếu hụt lao động trong các ngành, nghề, lĩnh vực, trong các doanh nghiệp, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khu công nghiệp, khu chế xuất; tình hình dịch chuyển lao động ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, lao động tự do; đề xuất các giải pháp khắc phục, phục hồi, phát triển thị trường lao động và các kiến nghị.

    Vietnamplus dẫn báo cáo của bộ Lao động,Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 14/10, tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết 68, Quyết định 23 toàn quốc là gần 21.890 tỷ đồng, hỗ trợ cho 24,26 triệu lượt đối tượng.

    Tại 23 tỉnh, thành phố miền Nam, tổng kinh phí thực hiện các chính sách là 17.750 tỷ đồng (chiếm 80% toàn quốc) hỗ trợ 16,8 triệu đối tượng (chiếm 69,5% toàn quốc). Riêng TP.HCM đã chi 10.130 tỷ đồng hỗ trợ 9,41 triệu lượt đối tượng. Một số địa phương có tổng kinh phí hỗ trợ cao là Bình Dương (1.965 tỷ đồng), Hà Nội (1.641,7 tỷ đồng), Đồng Nai (1.143,8 tỷ đồng), Bà Rịa-Vũng Tàu (986 tỷ đồng).

    Kết quả triển khai nghị quyết số 116/NQ-CP, Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg đến ngày 14/10 là đã giải quyết hưởng hỗ trợ cho 428.894 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 111.212 người đã dừng tham gia với tổng số tiền hỗ trợ là 1.251 tỷ đồng.

    Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 5 quyết định xuất cấp tổng cộng 137.090 tấn gạo hỗ trợ cho trên 2,41 triệu hộ với gần 9,14 triệu nhân khẩu ở 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bị thiếu đói do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

    Hoa Vũ (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lap-12-doan-kiem-tra-viec-giai-ngan-tien-ho-tro-nguoi-dan-kho-khan-do-covid-19-a516948.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan