Ma trận hàng thật – hàng giả thách thức người dùng thương mại điện tử


Thứ 4, 04/08/2021 | 11:49


Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam chứng kiến sự phát triển vô cùng ấn tượng. Thế nhưng, cùng với đó là sự tràn lan của hàng giả, hàng kém chất lượng.

Tháng Sáu vừa qua, trên một trang thương mại điện tử (TMĐT) nổi tiếng, một loạt các gian hàng thuộc ngành hàng Sức khỏe – Làm đẹp gắn mác “chính hãng”, “chất lượng cao” đồng loạt bị người tiêu dùng tố cáo kinh doanh sản phẩm giả mạo, kém chất lượng. Dẫu đây không phải câu chuyện mới, nhưng sự lên ngôi mạnh mẽ của TMĐT trong những năm gần đây đang khiến cho bài toán hàng giả, hàng nhái trở nên ngày càng hóc búa đối với các cơ quan chức năng, và một lần nữa, cảnh báo khẩn cấp về sự thận trọng của người tiêu dùng.

Quyền lợi tiêu dùng - Ma trận hàng thật – hàng giả thách thức người dùng thương mại điện tử
Mua sắm trực tuyến đã trở thành thói quen của người tiêu dùng hiện đại

Xu thế mua sắm trên các trang thương mại điện tử

Theo thống kê, thị trường TMĐT Việt Nam có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc trong vòng 5 năm trở lại đây, với chỉ số gia tăng đạt trên 20% mỗi năm. Sự phát triển như vũ bão của TMĐT là một xu thế tất yếu, đặc biệt là trong hai năm gần đây, dưới bối cảnh dịch Covid-19. Số lượng khách hàng trong năm 2020 ước tính đạt ngưỡng 50 triệu người dùng. Các sàn TMĐT lớn tại Việt Nam đều vượt mức truy cập 20 triệu lượt mỗi tháng.

Tuy nhiên, người tiêu dùng dễ dàng mua sắm thì người bán cũng không gặp nhiều rắc rối để sở hữu một gian hàng trên các trang TMĐT. Chính vì điều này, bài toán nhức nhối của thị trường lâu nay lại càng trở nên hóc búa trên sàn TMĐT: mua bán hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.

Tràn lan sản phẩm giả, nhái trên các trang thương mại điện tử

Chỉ cần nhập từ khóa bất kì, trong vài giây người dùng có thể nhận được hàng chục (thậm chí hàng trăm) kết quả rao bán cùng sản phẩm, với đa dạng các mức giá và mẫu mã. Khả năng mua phải hàng chất lượng kém, do đó, là khó thể tránh khỏi.

Trong thời gian giãn cách xã hội năm 2020, khi nhu cầu mua sắm qua mạng tăng cao, cơ quan chức năng đã nhiều lần tổ chức kiểm tra rà soát bất ngờ đối với các trang TMĐT. Theo thông tin từ Cục TMĐT & Kinh tế số, trong 9 tháng đầu của năm 2020, có đến 30.000 gian hàng bị gỡ bỏ, cùng 48.000 sản phẩm giả kém chất lượng bị xử lý.

“Không chỉ riêng tôi, mà tôi nghĩ hầu hết mọi người đều bị thu hút bởi giá rẻ. Tôi tìm thì thấy nhiều gian hàng bán cùng một sản phẩm nhưng giá lại khác nhau. Nên tôi thường cân nhắc mua ở một nơi với mức giá hợp với mình”, anh Hoài An (Quận 3, TP HCM) nói về thói quen mua sắm của mình.

Các mặt hàng bị làm giả hiện nay vô cùng đa dạng: từ quần áo, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày, thiết bị điện tử, ... Trong đó, đáng chú ý nhất là mặt hàng chăm sóc sức khỏe - sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp và có tác động lâu dài đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nếu không cẩn thận, người dùng dễ dàng rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.

“Máy đo huyết áp là thiết bị y tế quan trọng, gia đình nào cũng nên có. Để đảm bảo thiết bị bền và cho những kết quả chính xác, tôi quyết định chọn mua hàng chính hãng. Nhưng với hàng chục lựa chọn trên các trang TMĐT, tôi cũng đã tốn kha khá thời gian và công sức để có được lựa chọn chính xác”, chị Thanh Tâm (Quận 10, TP HCM) chia sẻ, sau khi vừa đặt hàng thành công một chiếc máy đo huyết áp Omron trên cửa hàng online chính hãng.

Lời giải nào cho bài toán mua hàng đảm bảo chất lượng trên các trang thương mại điện tử?

Bên cạnh sự chênh lệch giá cả, thủ thuật làm giả ngày càng điêu luyện, tinh vi cũng là lý do khiến người tiêu dùng rơi vào bẫy. Hãy tìm hiểu kĩ thương hiệu mình muốn mua có cửa hàng chính hãng trên các trang TMĐT hay không. Các shop bán hàng xách tay, hàng không rõ nguồn gốc, tuy giá cả trông có vẻ hời hơn rất nhiều, nhưng nếu không thể mua được sự yên tâm và quan trọng hơn hết, là sức khỏe của khách hàng, thì người tiêu dùng tuyệt đối không nên lựa chọn.

Quyền lợi tiêu dùng - Ma trận hàng thật – hàng giả thách thức người dùng thương mại điện tử (Hình 2).
Các sản phẩm giả ngày càng tinh vi khiến người tiêu dùng khó phân biệt

Là một thương hiệu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sản xuất thiết bị y tế, Omron đã trở thành lựa chọn đáng tin cậy của nhiều người dùng Việt Nam. Hiện tại, Omron đã có gian hàng chính hãng trên các trang thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, giúp người tiêu dùng mua hàng tiện lợi và an toàn. Ngoài ra, Omron cũng mang đến nhiều chính sách ưu đãi khi mua hàng chính hãng, như bảo hành từ 2 đến 5 năm tùy dòng sản phẩm, các chương trình khuyến mãi hàng tháng, và hỗ trợ giao hàng trên toàn quốc.

Trước khi những biện pháp quyết liệt và cứng rắn hơn được thực hiện nhằm siết chặt quản lý các trang TMĐT, người tiêu dùng hãy tiên phong chịu trách nhiệm cho sự an toàn và sức khỏe của chính mình. Cẩn thận khi mua sắm và lựa chọn các địa chỉ bán hàng đáng tin cậy chính là cách bảo vệ bản thân và gia đình. Thanh Khê

Người tiêu dùng có thể tham khảo các địa điểm bán hàng chính hãng của Omron tại website: https://www.omronhealthcare-ap.com/vn/stores

Thanh Khê

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ma-tran-hang-that-hang-gia-thach-thuc-nguoi-dung-thuong-mai-dien-tu-a509141.html