+Aa-
    Zalo

    Mâu thuẫn với vợ, chồng uống thuốc diệt chuột, loại hóa chất bị cấm cách đây 20 năm

    • DSPL
    ĐS&PL Người đàn ông này đã uống gói thuốc chứa loại hóa chất diệt chuột nguồn gốc Trung Quốc rất phổ biến ở miền Bắc nước ta đã bị cấm cách đây 20 năm.

    Kết quả xét nghiệm cho thấy, người đàn ông này đã uống gói thuốc chứa loại hóa chất diệt chuột nguồn gốc Trung Quốc rất phổ biến ở miền Bắc nước ta đã bị cấm cách đây 20 năm.

    Hóa giải mâu thuẫn bằng thuốc chuột

    Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) hiện đang điều trị cho một bệnh nhân nam, 34 tuổi bị ngộ độc thuốc diệt chuột có nguồn gốc từ Trung Quốc.

    Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được chuyển từ tuyến dưới lên ngày 2/3 trong tình trạng co giật nặng.

    Người nhà cho biết, sáng cùng ngày bệnh nhân có mâu thuẫn với vợ, buổi trưa người này có đi uống rượu, sau đó về phòng. Đến buổi chiều, người thân phát hiện anh này xuất hiện tình trạng nôn, lơ mơ, gọi hỏi không biết và tìm thấy vỏ gói thuốc diệt chuột Trung Quốc ở bên cạnh.

    Tại trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt chuột nên tiến hành đặt ống nội khí quản, thở máy, dùng thuốc an thần, thuốc chống co giật, hồi sức.

    Sau 1 tuần điều trị, bệnh nhân tỉnh táo, đỡ co giật, được rút ống thở nhưng vẫn đang được theo dõi và điều trị.

    Mẫu thuốc diệt chuột bệnh nhân đã sử dụng và bị ngộ độc. Ảnh: BVCC

    Gói thuốc diệt chuột cũng được gia đình thu lại và mang theo đến viện để xét nghiệm. Kết quả, các bác sĩ tìm thấy chất Tetramine (Tetramethylenedisulfotetramine). Đây là hóa chất diệt chuột có nguồn gốc từ Trung Quốc rất phổ biến ở miền Bắc nước ta cách đây 20 năm về trước.

    Theo bác sĩ Nguyên, Tetramine tác dụng lên hệ thần kinh, gây co giật toàn thân nặng nề kiểu trạng thái động kinh. Chất độc này gây ngộ độc cực nhanh. Thường ngay khi ăn phải nạn nhân sẽ bị co giật và ngã xuống, tử vong nhanh chóng do suy hô hấp.

    Tình trạng co giật cũng rất nặng nề, các bệnh nhân thường phải thở máy, dùng nhiều loại thuốc chống co giật liều rất cao cùng lúc và thuốc giãn cơ (làm liệt cơ để ngăn co giật). Độc tính trên thần kinh kéo dài, có trường hợp sau vài tuần ổn định bỏ thuốc điều trị thì bị co giật trở lại và tử vong.

    Vì tính chất nguy hiểm trên, chất diệt chuột Tetramine đã bị cấm ở nhiều nước, kể cả ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, khoảng năm 2003 trở về trước, Tetramine là nguyên nhân chính gây ngộ độc và tử vong do vô tình ăn phải, bị đầu độc hoặc tự tử. Tỉ lệ tử vong tính chung khoảng 50%, phần lớn ngay tại gia đình hoặc trên đường tới bệnh viện. Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa chất diệt chuột tràn lan và không an toàn tại gia đình dẫn tới lẫn chất độc vào thức ăn.

    Trước đây, gói hóa chất diệt chuột Tetramin đóng gói to cỡ vài cm. Chỉ cần dính một chút bột vào thức ăn, nước uống đã có thể gây co giật và tử vong cho cả gia đình. Kích thước của gói hóa chất diệt chuột của bệnh nhân trên rất lớn, có thể gây ngộ độc cho cả một xóm.

    Vợ chồng nên bình tĩnh giải quyết

    Từ vụ việc này, chúng ta nhớ lại câu chuyện đau lòng xảy ra tại Quảng Ninh đúng 1 năm trước. Cũng vì mâu thuẫn vợ chồng, người bố đã pha thuốc chuột rồi cho hai con uống khiến bố và con trai cả tử vong, con trai út nguy kịch phải cấp cứu tại bệnh viện.

    Ảnh minh họa.

    Theo đó, vào tối ngày 1/3/2020, tại TP. Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), người dân phát hiện anh Nguyễn Văn C. (SN 1993) và 2 con trai là cháu Nguyễn Trung K. (SN 2015) và Nguyễn Minh Kh. (SN 2017) uống thuốc chuột tự tử. Khi phát hiện sự việc, người dân đã nhanh chóng đưa 3 bố con đi cấp cứu tại trung tâm Y tế huyện Móng Cái nhưng sau đó anh C. và cháu K. đã tử vong. Được biết, anh C. và chị H. (SN 1993) nảy sinh mâu thuẫn nên chị H. đòi ly hôn. Anh C. đã pha thuốc chuột rồi cùng uống với 2 con trai dẫn đến bi kịch.

    Nhìn nhận những vụ vợ chồng hóa giải mâu thuẫn bằng thuốc diệt chuột, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Phương Thảo (Sơn La) cho rằng, đây là hành động tiêu cực, cần lên án. Trong cuộc sống gia đình, không tránh khỏi có những lúc "cơm không lành, canh không ngọt". Ông cha ta có câu "chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa chẳng rơi hạt nào". Do vậy, khi có xung đột gia đình, vợ chồng nên bình tĩnh giải quyết, tránh những bi kịch đáng tiếc, khi hối hận thì đã quá muộn.

    Minh Ngọc(T/h)

    Bài đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật số thứ Năm (45)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mau-thuan-voi-vo-chong-uong-thuoc-diet-chuot-loai-hoa-chat-bi-cam-cach-day-20-nam-a359842.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan