+Aa-
    Zalo

    Nghiên cứu của Đại học Oxford: Tiêm trộn vaccine ngừa COVID-19 có phản ứng miễn dịch tốt hơn

    • DSPL
    ĐS&PL Một nghiên cứu của trường Đại học Oxford (Vương Quốc Anh) cho thấy việc kết hợp các mũi vaccine ngừa COVID-19 Pfizer, AstraZeneca với Moderna cho phản ứng miễn dịch tốt hơn.

    Một nghiên cứu tại Vương Quốc Anh về việc tiêm trộn vaccine ngừa COVID-19 phát hiện rằng, mọi người có phản ứng miễn dịch tốt hơn khi họ tiêm liều đầu tiên của AstraZeneca hoặc Pfizer-BioNTech, tiếp theo là Moderna sau 9 tuần. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 6/12 (giờ địa phương). 

    Matthew Snape, giáo sư trường Đại học Oxford, phụ trách cuộc thử nghiệm có tên Com-COV2, nói với Reuters: “Chúng tôi nhận thấy một phản ứng miễn dịch thực sự tốt trên toàn diện. Trên thực tế, phản ứng miễn dịch này cao hơn ngưỡng đặt ra khi tiêm 2 liều vaccine AstraZeneca".

    nghien cuu cua dai hoc oxford tiem tron vaccine ngua covid 19 co phan ung mien dich tot hon
    Các lọ có nhãn dán vaccine Pfizer-BioNTech, AstraZeneca và Moderna. (Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters). 

    Những phát hiện ủng hộ việc kết hợp các loại vaccine sẽ mang đến hy vọng cho các nước nghèo và có thu nhập trung bình. Các quốc gia này có thể cần kết hợp các nhãn hiệu khác nhau giữa mũi tiêm đầu tiên và thứ hai nếu nguồn cung cấp thấp hoặc không ổn định.

    “Tôi nghĩ dữ liệu từ nghiên cứu này sẽ đặc biệt thú vị và có giá trị đối với các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, những nơi vẫn đang triển khai tiêm mũi vaccine đầu tiên. Chúng tôi đang chứng minh rằng không cần quá cứng nhắc vào việc tiêm cùng loại vaccine cho mũi thứ hai", giáo sư Snape nói. 

    Nếu tiêm liều đầu với vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech và liều 2 với vaccine ngừa COVID-19 của Moderna thì hiệu quả tốt hơn tiêm 2 liều vaccine Pfizer-BioNTech, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford.

    Bên cạnh đó, tiêm mũi 1 với vaccine AstraZeneca và liều 2 với bất kỳ vaccine nào khác trong nghiên cứu cũng đều tạo ra phản ứng đặc biệt mạnh. Các nhà khoa học khẳng định không có bất kỳ vấn đề an toàn nào khi tiêm kết hợp vaccine ngừa COVID-19.

    Theo hãng tin Reuters, nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai tiêm trộn vaccine ngừa COVID-19 vì họ phải đối mặt với số lượng ca bệnh tăng vọt, nguồn cung cấp thấp và tốc độ tiêm chủng chậm do một số lo ngại về an toàn.

    Các nhà nghiên cứu cho biết mẫu máu của các tình nguyện viên được thử nghiệm với chủng virus gốc, biến thể Beta và Delta. Họ cũng nhìn nhận hiệu quả của vắc xin với các biến thể nói trên giảm dần, và điều này cũng nhất quán trong khi thử nghiệm tiêm kết hợp.

    Việc triển khai kết hợp vaccine sử dụng công nghệ từ các nền tảng khác nhau như công nghệ mRNA của Pfizer-BioNTech và Moderna, công nghệ viral vector của AstraZeneca và công nghệ protein như của Novavax trong liệu trình tiêm là thử nghiệm mới.

    Bích Thảo (Theo Reuters) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghien-cuu-cua-dai-hoc-oxford-tiem-tron-vaccine-ngua-covid-19-co-phan-ung-mien-dich-tot-hon-a521643.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan