Nguyên mẫu nhân vật trong phim "Dearest" gặp lại con trai bị bắt cóc sau 14 năm tìm kiếm


Thứ 4, 08/12/2021 | 20:00


Cùng sự kiện

Sau 14 năm, một câu chuyện bi kịch cuối cùng đã có được cái kết viên mãn.

Truyền thông Trung Quốc cho hay, ngày 6/12, cậu con trai 14 tuổi tên Tôn Trác của ông Tôn Hải Dương, nguyên mẫu của bộ phim "Dearest" đã được tìm thấy. Tại Thâm Quyến ngày hôm đó, vợ chồng ông Tôn đoàn tụ với cậu con trai thất lạc từ lâu dưới sự chứng kiến ​​của khán giả khắp cả nước.

Tin thế giới - Nguyên mẫu nhân vật trong phim 'Dearest' gặp lại con trai bị bắt cóc sau 14 năm tìm kiếm
Vợ chồng ông Tôn đoàn tụ với cậu con trai bị bắt cóc sau 14 năm. Ảnh: Sohu

Khi gia đình ông Tôn đoàn tụ, cảnh sát Trung Quốc cũng thông báo thêm rằng nghi phạm chính trong vụ án bắt cóc và buôn bán Tôn Trác đã bị viện kiểm sát bắt giữ, đồng phạm của người này cũng đang bị truy nã.

Ngoài ra, cha mẹ nuôi của Tôn Trác cũng bị cấm di chuyển khỏi nơi cư trú để chờ truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tôn Trác sinh năm 2003. Năm 4 tuổi, cậu bị một người lạ mặt trên phố dụ dỗ bằng chiếc ôtô đồ chơi rồi bắt cóc.

Trong chương trình có tên "Đoàn tụ" được phát sóng trực tiếp tối 6/12, cảnh sát cho biết cùng với Tôn Trác, một đứa trẻ khác tên là Phù Kiến Đào, đã bị một nghi phạm họ Ngô bắt cóc tại Thâm Quyến.

Cụ thể, vào năm 2007, nghi phạm Ngô làm việc tại Thâm Quyến, do người anh thứ hai trong gia đình chỉ có hai con gái nhưng lại ham con trai nên đã nảy sinh ý định bắt cóc các bé trai.

"Đứa trẻ đầu tiên mà Ngô bắt cóc là Tôn Trác vào tháng 10/2007 và được giấu tại nhà của ông ta vài tháng trước khi chuyển đi nơi khác. Tháng 12 năm đó, Ngô tiếp tục bắt cóc một đứa trẻ khác là Phù Kiến Đào, vì cháu trai của người anh của Ngô cũng muốn có một bé trai", cảnh sát cho hay.

Hành trình thập kỷ tìm con

Tin thế giới - Nguyên mẫu nhân vật trong phim 'Dearest' gặp lại con trai bị bắt cóc sau 14 năm tìm kiếm (Hình 2).
Ông Tôn treo thưởng đến 200.000 NDT cho những ai có thể cung cấp hữu ích thông tin về con trai của ông. Ảnh: Sohu

Sau khi con trai Tôn Trác bị bắt cóc, vợ chồng Tôn Hải Dương đã quyết định ở hẳn lại thành phố Thâm Quyến, phòng khi con trai trở về sẽ không tìm được nhà. Từ đó, con đường dài tìm con đã bắt đầu.

Để tìm con, ông Tôn, người sinh ra ở một vùng nông thôn và trình độ học vấn thấp, đã tự học tiếng Trung phổ thông và cập nhật các bài đăng của mình trên Internet trong cả thập kỷ.

Vợ chồng ông đã treo thưởng cho bất cứ ai cung cấp đầu mối hữu ích với số tiền 100.000 NDT (khoảng 350 triệu đồng ở thời điểm hiện tại) và sau đó tăng lên gấp đôi, một con số lớn gây chấn động khắp Thâm Quyến thời điểm đó.

Ông Tôn không hề bỏ qua bất cứ cuộc điện tho

ại nào, dù biết không ít cuộc gọi lừa đảo nhưng anh vẫn không từ bỏ hy vọng và van xin đối phương cung cấp thêm thông tin.

Trong chặng đường tìm kiếm con trai mình, ông Tôn tham gia vào mạng lưới kết nối giữa nhiều cặp bố mẹ khác cũng có con bị mất tích. Đồng thời, ông không ngừng thu thập những tình nguyện viên gửi về, nếu thông tin liên quan đến những đứa trẻ khác, ông sẽ đưa lên mạng lưới trên với hi vọng những cặp bố mẹ khác có thêm thông tin về con mình.

Năm 2008, ông Tôn đã giúp một cặp vợ chồng tìm lại đứa con thất lạc của mình nhờ những thông tin mà ông thu thập được. Thành công của họ khiến Sun càng hy vọng rằng mình nhất định gặp được con.

Tin thế giới - Nguyên mẫu nhân vật trong phim 'Dearest' gặp lại con trai bị bắt cóc sau 14 năm tìm kiếm (Hình 3).
Thông tin về những đứa trẻ thất lạc dán kín bên trong tiệm bánh của ông Tôn. Ảnh: 163

Sau này, vợ chồng ông Tôn đã sinh thêm một con trai, năm nay 8 tuổi. Mỗi lần gia đình quây quần bên nhau, trong lòng ông luôn tự hỏi cậu con Tôn Trác đang làm gì, cuộc sống có ổn không.

Trong bộ phim "Dearest" được công chiếu năm 2014, nam chính dựa trên nguyên mẫu ông Tôn Hải Dương, đã không ít lần gặp phải sự thất vọng.

Trong một cảnh quay, người vợ của nam chính mang thai, khi các bậc cha mẹ đang tìm con cùng nhau gửi lời chúc phúc thì nam chính đã rời khỏi đám đông, trốn sang một bên và khóc thầm.

Có người hỏi, có phải anh áy hạnh phúc khi có thêm một đứa con nữa không?

Câu trả lời là không. Khi một người cha mất con, bên cạnh nỗi buồn thì thứ day dứt nhất chính là sự ân hận, vì bất cẩn của mình đã khiến họ bị mất con.

Khi bộ phim được công chiếu, Tôn Hải Dương không có yêu cầu gì mà chỉ đề nghị nhà làm phim đưa số điện thoại thật của ông vào phim. Bộ phim đã gây tiếng vang lớn và rất nhiều người đã ngỏ ý sẵn sàng giúp đỡ ông Tôn và những cha mẹ khác tìm lại con.

Năm 2021, bộ Công an Trung Quốc đã phát động chiến dịch "Đoàn tụ", ưu tiên giải quyết các vụ trẻ em bị bắt cóc, thông qua thu thập dữ liệu lớn, công nghệ nhận dạng khuôn mặt và phân tích DNA.

Khi biết rằng cảnh sát đã thành công giúp đỡ một vài gia đình đoàn tụ nhờ hệ thống này, ông Tôn biết rằng sẽ sớm đến ngày gia đình mình có thể đoàn tụ và cuối cùng, ngày đó cũng đã đến với gia đình ông sau 14 năm mòn mỏi.

Hoa Vũ (Theo 163, Sohu)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguyen-mau-nhan-vat-trong-phim-dearest-gap-lai-con-trai-bi-bat-coc-sau-14-nam-tim-kiem-a521797.html