+Aa-
    Zalo

    Nha khoa Thẩm mỹ Shinbi - nơi chuyên “giải cứu nụ cười” do răng sứ bị làm giả

    • DSPL
    ĐS&PL Không ít chị em sau một thời gian đắp răng sứ đã tá hỏa với hiện tượng răng bị xuống cấp do nguyên liệu không phải là sứ thật mà chỉ là nhựa composite. Đó cũng là lý do c

    Không ít chị em sau một thời gian đắp răng sứ đã tá hỏa với hiện tượng răng bị xuống cấp do nguyên liệu không phải là sứ thật mà chỉ là nhựa composite. Đó cũng là lý do các bác sĩ tại Viện Công nghệ Nha khoa Thẩm mỹ Shinbi vẫn đang miệt mài với cuộc cuộc hành trình “giải cứu nụ cười”.

    Vào một ngày đầu tháng 4, diễn viên Kiều Yến Ngọc đã đến Viện Công nghệ Nha khoa Thẩm mỹ Shinbi để mong bác sĩ can thiệp “giải cứu nụ cười”. Nguyên nhân là hàm răng của cô sau 6 tháng bọc răng sứ đã đổi màu, xuất hiện hiện tượng bị ăn mòn, bị mẻ và còn có tình trạng hôi miệng.

    Quan sát hàm răng của nữ diễn viên, bằng kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ Viện trưởng Nguyễn Văn Hòa khẳng định, đây không phải là răng sứ, mà thực tế chỉ là răng nhựa. Nhận định của bác sĩ khiến nữ diễn viên vừa bất ngờ vừa hụt hẫng. Vốn là người nổi tiếng, hoạt động trong lĩnh vực mà nhan sắc có ảnh hưởng rất lớn, Kiều Yến Ngọc chấp nhận mức giá khá cao tại một cơ sở răng sứ thẩm mỹ, với mong muốn sở hữu hàm răng đẹp, chất lượng tốt. Cô không thể tin bản thân lại là một nạn nhân của tình trạng “bỏ tiền thật mà mua đồ giả”.

    Diễn viên Kiều Yến Ngọc rạng rỡ và tự tin hơn sau khi được Nha khoa Thẩm mỹ Shinbi “giải cứu nụ cười”

    Để chứng minh cho nhận định của mình, bác sĩ Hòa sử dụng lửa để kiểm chứng. Nếu răng sứ thật thì sẽ không thể bị cháy, còn ngược lại răng nhựa thì sẽ lập tức bốc cháy. Kết quả khiến Kiều Yến Ngọc sững sờ, bởi chiếc răng “sứ” mà bác sĩ vừa lấy từ miệng cô và đốt, bốc cháy rất mạnh. Tận mắt chứng kiến sự thật đang diễn ra khiến nữ diễn viên đau lòng, vì cô cảm thấy niềm tin của mình bị phản bội.

    Tuy nhiên Kiều Yến Ngọc chỉ là một trong số hàng trăm khách hàng là nạn nhân của tình “trạng treo đầu dê bán thịt chó” ở các cơ sở làm răng thiếu trung thực, đã đến Nha khoa Thẩm mỹ Shinbi để giải cứu nụ cười thời gian qua. Điều đó cho thấy, khi làm ở một cơ sở không lấy chữ tín lên hàng đầu thì nguy cơ khách hàng bị “đánh tráo” răng sứ thành răng giả kém chất lượng rất cao.

    Một vấn đề khác khiến các khách hàng như Kiều Yến Ngọc lo lắng, bởi có thông tin cho rằng một hàm răng đã dán nhựa composite rồi thì không thể làm răng sứ được nữa. Tuy nhiên, bác sĩ, Viện trưởng Nguyễn Văn Hòa khẳng định với công nghệ hiện tại, Nha khoa Thẩm mỹ Shinbi hoàn toàn có thể khắc phục được, mang lại cho khách hàng hàm răng sứ hoàn mỹ mà vẫn bảo tồn tối đa răng gốc, đồng thời đảm bảo độ tinh tế, tự nhiên đến từng chi tiết.

    Dưới bàn tay tài hoa của vị bác sĩ nhiều năm trong nghề, hiện Kiều Yến Ngọc đã sở hữu hàng răng sứ tuyệt đẹp. Người đẹp dành cho phòng khám Nha khoa Thẩm mỹ Shinbi và bác sĩ Hòa sự trân trọng và lòng biết hơn, bởi nhờ tài năng và cái tâm của các bác sĩ nơi đây, cô đã tìm lại được nụ cười và cảm thấy tự tin, hãnh diện hơn rất nhiều.

    Bác sĩ, Viện trưởng Nguyễn Văn Hòa khẳng định với công nghệ hiện tại, Nha khoa Thẩm mỹ Shinbi hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng răng giả chất liệu nhựa composite bọc hỏng, trả lại cho khách hàng hàm răng bọc sứ hoàn mỹ.

    Theo bác sĩ Hòa để đảm bảo một bộ răng veneer sứ chất lượng hoàn hảo cần đảm bảo 3 yếu tố sau: Răng sứ phải được nhập khẩu từ Thụy Sỹ. Thời gian thiết kế và chế tác một bộ răng sứ đòi hỏi hết sức công phu và tỉ mỉ, với trên 100 giờ đồng hồ. Cuối cùng là gu thẩm mỹ của bác sĩ. Đây là yếu tố mang tính quyết định về mặt thẩm mỹ của như sức khỏe của khách hàng. Nếu bác sĩ tay nghề kém sẽ tạo ra dáng răng rất dày, thô, dễ bị bong và còn gây ê buốt do bị hở. Sự chế tác cẩn thận, tỉ mỉ đến từng milimet sẽ tạo nên miếng dán sứ siêu mỏng, form răng tự nhiên chuẩn tỉ lệ, hàm răng khít sát, đẹp tự nhiên, hài hòa gương mặt, màu da và sẽ tuyệt đối không bị ê buốt. 

    Để tránh tình trạng bị lừa sử dụng răng sứ giả, bác sĩ Hòa dành lời khuyên cho khách hàng có nhu cầu làm đẹp. Trước hết không nên làm răng tại những cơ sở thiếu uy tín, không có thương hiệu. Bên cạnh đó, chi phí để nhập và chế tác một bộ răng sứ thứ thiệt là rất lớn, vì vậy, khách hàng không nên ham rẻ. Bởi vì điều đó tương ứng với khả năng bạn bị “đánh tráo” răng sứ giả bằng răng nhựa hoặc các chất liệu kém chất lượng khác là rất cao.
    Trúc Nhi
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nha-khoa-tham-my-shinbi---noi-chuyen-giai-cuu-nu-cuoi-do-rang-su-bi-lam-gia-a362822.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.