+Aa-
    Zalo

    Những ai cần làm thẻ căn cước công dân mới?

    • DSPL
    ĐS&PL Các trường hợp cần thiết cấp căn cước công dân trong dịp cao điểm gồm: Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên chưa được cấp CMND

    Các trường hợp cần thiết cấp căn cước công dân trong dịp cao điểm gồm: Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên chưa được cấp CMND, căn cước công dân hoặc đã được cấp nhưng bị hỏng, mất, hết thời hạn.

    Những ai cần làm thẻ căn cước công dân mới? - Ảnh minh họa

    Ngày 17/12, Công an TP Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của bộ Công an, Công an TP Hà Nội đã xây dựng và triển khai kế hoạch mở đợt cao điểm tập trung cấp căn cước công dân lưu động trên địa bàn thành phố Hà Nội từ ngày 1/1/2021 đến 1/7/2021.

    Theo đó, từ ngày 1/1 đến hết ngày 30/6/2021, Công an TP Hà Nội sẽ thành lập các tổ lưu động để triển khai cấp căn cước công dân trên toàn thành phố tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học và tổ chức cấp căn cước công dân tại các địa bàn dân cư…

    Cùng với đó, Công an TP Hà Nội sẽ duy trì và tăng thời gian tiếp nhận hồ sơ (tối thiểu 10 giờ/ngày) để cấp căn cước công dân cố định tại trụ sở công an các quận, huyện, thị xã, bảo đảm thực hiện việc cấp lưu động và cố định ít nhất 6 ngày/tuần.

    Các trường hợp cần thiết cấp căn cước công dân trong dịp cao điểm này, gồm: Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên chưa được cấp chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc đã được cấp nhưng bị hỏng, mất, hết thời hạn. Công an thành phố Hà Nội khuyến khích các trường hợp này thực hiện việc cấp mới, cấp đổi sang sử dụng căn cước công dân mẫu mới.

    Các trường hợp không cần thiết là các công dân đã được cấp chứng minh nhân dân 12 số, thẻ căn cước công dân còn nguyên vẹn và còn thời hạn sử dụng; theo quy định hiện hành, các loại giấy tờ này vẫn còn giá trị sử dụng cho đến khi hết hạn. Các trường hợp này có thể thực hiện việc cấp đổi sang căn cước công dân mẫu mới sau ngày 30/6/2021.

    Trước đó, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân chiều 3/9, bộ Công an cho biết Thủ tướng đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án thẻ căn cước công dân gắn chip.

    Theo thiếu tướng Tô Văn Huệ, Cục trưởng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, dự án này có chi phí ước tính 2.800 tỷ đồng, dự kiến triển khai đầu năm 2021.

    Dự án sẽ được triển khai đồng bộ, song hành với dự án dữ liệu quốc gia về dân cư. Bộ Công an sẽ hợp nhất ban chỉ đạo của 2 dự án này và gấp rút hoàn thiện cơ sở pháp lý, sửa đổi 2 Nghị định, 12 Thông tư liên quan đến cư trú và Luật Căn cước công dân.

    Theo thiếu tướng Tô Văn Huệ, căn cước công dân gắn chip sẽ tích hợp thêm nhiều trường dữ liệu công dân, như thông tin về bằng lái xe, bảo hiểm hay ngân hàng.

    Trong thời gian chờ cấp mẫu mới thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử, người dân đang lưu hành chứng minh nhân dân hay căn cước công dân mã vạch vẫn sử dụng bình thường cho đến khi hết thời hiệu (chỉ chứng minh nhân dân 9 số thì bắt buộc phải cấp, đổi mới).

    Theo quy định của Luật Căn cước công dân, người từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân. Loại giấy tờ này phải đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

    Hiện, mức thu lệ phí người dân chuyển từ chứng minh nhân dân 9 số và 12 số sang căn cước công dân là 15.000 đồng/thẻ.

    Cự Giải(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-ai-can-lam-the-can-cuoc-cong-dan-moi-a349752.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan