+Aa-
    Zalo

    Ai phải bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông?

    ĐS&PL (ĐSPL) - Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết.

    (ĐSPL) - Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết.

    Thời gian gần đây, người tham gia giao thông vẫn đang phải chứng kiến những vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra. Gần đây nhất là vụ tai nạn taxi đâm liên hoàn trên cầu vượt Thái Hà. Theo đó, khoảng 22h45 ngày 8/11, xe taxi mang BKS 30A-646.73 lưu thông hướng từ Ngã Tư Sở - cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc (quận Đống Đa, Hà Nội). Khi di chuyển lên cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc, chiếc xe này đã đâm vào hàng loạt xe máy.

    Vậy bạn có biết trình tự giải quyết của một vụ tai nạn giao thông là như thế nào không? Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết.

    Vụ tai nạn liên hoàn trên cầu vượt Chùa Bộc - Thái Hà (Ảnh: Báo Vnexpress)

    Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông

    Căn cứ quy định tại Điều 4 Quyết định số 18/2007/QĐ-BCA thì:

    Cảnh sát giao thông hoặc các lực lượng Cảnh sát khác khi đến nơi xảy ra tai nạn giao thông cần làm ngay những việc sau:

    1. Tổ chức cấp cứu người bị nạn:

    a) Đánh dấu vị trí người bị nạn trước khi đưa đi cấp cứu

    Trường hợp sử dụng phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông để đưa người bị nạn đi cấp cứu phải đánh dấu vị trí của phương tiện, sơ bộ ghi nhận các dấu vết trên phương tiện, tạm giữ giấy tờ của phương tiện và giấy tờ của người điều khiển phương tiện;

    b) Đánh dấu vị trí người bị nạn đã chết và che đậy nạn nhân;

    Trường hợp người bị nạn đã chết có thể gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến sự đi lại, thì đánh dấu vị trí người bị nạn rồi đưa vào lề đường che đậy lại.

    2. Kiểm tra, tạm giữ giấy tờ của người và phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông; trường hợp phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông có thể gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng sự đi lại thì đánh dấu vị trí phương tiện giao thông, sơ bộ ghi nhận các dấu vết trên phương tiện rồi đưa vào vị trí thích hợp để bảo quản.

    3. Tổ chức bảo vệ hiện trường:

    a) Khoanh vùng bảo vệ hiện trường, có biện pháp bảo quản tài sản, tư trang của người bị nạn, hàng hóa trên phương tiện liên quan đến tai nạn (khi bảo vệ hiện trường chú ý không làm xáo trộn hiện trường);

    b) Quan sát để phát hiện và ghi nhận sơ bộ các dấu vết, đồ vật để lại trên hiện trường, trên các phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông; ghi nhận những thay đổi ở hiện trường trong quá trình tổ chức cấp cứu người bị nạn;

    c) Tìm những người biết vụ tai nạn xảy ra; ghi rõ họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú, số điện thoại (nếu có) của người biết vụ tai nạn hoặc đề nghị người biết vụ tai nạn giao thông viết bản tường trình phục vụ công tác điều tra;

    4. Tổ chức giao thông:

    a) Trường hợp hiện trường vụ tai nạn giao thông không ảnh hưởng nhiều đến việc lưu thông của các phương tiện giao thông thì tổ chức hướng dẫn giao thông không để xảy ra ùn tắc;

    b) Trường hợp hiện trường vụ tai nạn giao thông gây ùn tắc thì báo cáo lãnh đạo chỉ huy đơn vị của mình, phòng Cảnh sát giao thông nơi xảy ra tai nạn có phương án tăng cường lực lượng, phương tiện, phân luồng giao thông để giải quyết.

    5. Trường hợp người gây tai nạn giao thông bỏ chạy thì vẫn phải thực hiện theo trình tự tại các khoản 1, 2, 3 nêu trên; đồng thời tổ chức truy tìm theo Điều 27 của Quy trình này.

    6. Khi bộ phận khám nghiệm đến hiện trường, thì bàn giao lại những công việc đã làm ở hiện trường cho bộ phận khám nghiệm, đồng thời tiếp tục bảo vệ hiện trường và thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 hoặc điểm a, b khoản 3 Điều 7 Quy định 768/2006/QĐ-BCA(C11) cho đến khi khám nghiệm xong."

    Về việc tạm giữ phương tiện (Quy định tại Điều 10 Quyết định số 18/2007/QĐ-BCA)

    Tạm giữ phương tiện giao thông có liên quan:

    a) Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;

    b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;

    c) Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:

    - Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;

    - Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Chú ý: Khi tạm giữ và trả phương tiện phải có quyết định và biên bản theo quy định của pháp luật.

    Tạm giữ người điều khiển phương tiện giao thông:

    - Việc tạm giữ người điều khiển phương tiện giao thông được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành.

    - Khi tạm giữ người, cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người bị tạm giữ."

    Như vậy, trong trường hợp này, khi CSGT xác định không có dấu hiệu tội phạm thì CSGT phải trả phương tiện cho người liên quan theo quy định của pháp luật.

    Về thời hạn tạm giữ phương tiện

    Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính thì:

    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

    Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này."

    Về việc bồi thường thiệt hại

    Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 605 Bộ Luật dân sự như sau:

    " 1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

    3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường."

    Việc giải quyết bồi thường thiệt hại trong trường hợp này được quy định tại khoản 4 Điều 17 Quyết định số 18/2007/QĐ-BCA như sau:

    "4. Giải quyết việc khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại giữa các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông khi các bên có yêu cầu đòi bồi thường:

    - Trường hợp các bên liên quan tự thương lượng thỏa thuận khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại thì phải có bản cam kết thống nhất thỏa thuận về mức và hình thức bồi thường thiệt hại giữa các bên; ký và ghi rõ họ, tên những người liên quan. Thỏa thuận bồi thường thiệt hại là tình tiết giảm nhẹ khi xem xét ra quyết định xử lý hành chính;

    - Trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông không tự thỏa thuận thương lượng được với nhau thì Cảnh sát giao thông có trách nhiệm hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án để giải quyết theo thủ tục dân sự."

    Về việc bồi thường, bạn có thể yêu cầu CSGT hướng dẫn giải quyết việc bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật.

    Luật gia ĐỒNG XUÂN THUẬN

    [mecloud]vEwhRFiLky[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ai-phai-boi-thuong-thiet-hai-khi-xay-ra-tai-nan-giao-thong-a119304.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.