+Aa-
    Zalo

    Tàu ngầm tàng hình đe dọa Hải quân Mỹ

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) – Tàu ngầm ngày nay "kín tiếng" hơn, có khả năng tàng hình và được vũ trang tốt hơn... đang đe dọa các lực lượng hải quân trên thế giới, kể cả Hải quân Mỹ.
    (ĐSPL) –  Tàu ngầm ngày nay "kín tiếng" hơn, có khả năng tàng hình và được vũ trang tốt... đang đe dọa các lực lượng hải quân trên thế giới, kể cả Hải quân Mỹ.
    Theo báo Daily Beast, sử dụng tàu ngầm đang trở thành xu thế trong những chiến dịch quân sự gần đây bởi vì nó đã được trang bị tốt hơn trước rất nhiều đồng thời có khả năng "tàng hình"  khó bị phát hiện. Chính vì vậy mà tàu ngầm đang trở thành mối đe dọa lớn đối với Hải quân Mỹ vốn áp dụng những phương pháp tác chiến cổ điển.
    Sự cân bằng giữa các tàu nổi và tàu ngầm luôn có những tác động mang tính chiến lược.
    Tàu ngầm  được thiết kế không phải để gây hư hại mà là để đánh chìm luôn mục tiêu, nhanh chóng, êm thấm, gọn gàng và gây thiệt hại sinh mạng tối đa. Tàu ngầm là cách thức đáng tin cậy để thay đổi cục diện của bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào, theo hướng bạo lực hơn.
    Tàu ngầm – xu hướng mới của quân sự Mỹ

    Tàu ngầm  "tàng hình" đang đe dọa các lực lượng hải quân trên thế giới.

    Tàu ngầm diesel-điện hiện đại rất khó bị phát hiện. Các tàu ngầm hiện đại được trang bị hệ thống động cơ đẩy dùng khí độc lập (AIP) ít gây tiếng ồn hơn nhiều động cơ truyền thống. Các động cơ này còn triệt tiêu các nhược điểm của tàu ngầm tấn công thế hệ trước vốn thường có tốc độ chậm, thời gian lặn không lâu, khi chuyển sang dùng động cơ điện.
    Sức mạnh của tàu ngầm dùng động cơ AIP đã thể hiện rõ thời gian gần đây, khi tàu ngầm Gotland của Thụy Điển thử nghiệm chiến đấu cùng nhiều tàu của Hải quân Mỹ ngoài San Diego trong giai đoạn 2005 - 2007.
    Kết quả là các con tàu nổi của Hải quân Mỹ thường bị Gotland chụp ảnh toàn bộ, thông qua việc sử dụng cột kính tiềm vọng của tàu. Gotland quá tĩnh lặng, tới mức nó thường tiến tới gần các tàu của Hải quân Mỹ mà không bị phát hiện và khoảng cách hoàn toàn đủ gần để nó phóng ngư lôi.
    Khi thuyền Gotland AIP của Thụy Điển tham gia hoạt động cùng với lực lượng Hải quân Mỹ ra khỏi San Diego vào năm 2005 – 2007, tàu nổi của Hải quân đã phô bày cả quá trình vận hành của mình thông qua cột buồm của tàu. Quá trình này diễn ra rất thầm lặng và luôn trong phạm vi tầm ngắm của ngư lôi.
    Tàu ngầm AIP hiện là ưu tiên mua sắm hàng đầu của các nước có ngân sách quốc phòng lớn như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản. Nga hiện đang gặp chút khó khăn với các tàu ngầm lớp Lada, nhưng vẫn kiên trì phát triển con tàu này và đã có ý định bán tàu cho Trung Quốc. Thụy Điển, nơi xưởng đóng tàu Kockums giúp phát triển công nghệ AIP cho các tàu ngầm lớp Soryu tải trọng 4.100 tấn của Nhật Bản, lại vướng mắc trong việc khởi động chương trình sản xuất tàu ngầm A26.
    Về cơ bản có thể thấy AIP, công nghệ sử dụng oxy hóa lỏng và nhiên liệu để tạo năng lượng ở dưới nước, sẽ còn ở lại trong cuộc chơi rất dài. Các bộ pin lithium-ion đời mới sẽ càng tăng thêm năng lực hoạt động dưới nước của tàu ngầm.
    Kockums gần đây còn quảng bá việc giúp tàu ngầm tàng hình tốt hơn với công nghệ mang tên Ghost. Giống công nghệ tàng hình trên máy bay, công nghệ này liên quan tới việc thay đổi hình dáng thân tàu ngầm, phủ các vật liệu như cao su lên vỏ tàu và qua đó biến nó trở nên khó phát hiện bằng máy đinh vị thủy âm sonar.
    Các cải tiến khác đã giúp tàu ngầm tấn công trở nên nguy hiểm  hơn và khó truy đuổi hơn. Ví dụ các cột kính tiềm vọng giờ được gắn rất nhiều camera độ phân giải cao nên nó chỉ cần nhô lên mặt nước trong thời gian rất ngắn là đủ để những người trong tàu ngầm có cái nhìn rõ ràng về chuyện diễn ra trên mặt biển. Công ty Wass thuộc tập đoàn quốc phòng Finmeccanica của Italy và công ty Atlas Electronik thì đang chào bán các ngư lôi chạy điện hết sức hiện đại, được trang bị nhiều chế độ dẫn đường, từ dùng sợi quang học cho tới ngư lôi tự dò theo chuyển động của tàu... cùng các ngòi nổ hiện đại đảm bảo luôn luôn hoạt động hoàn hảo mỗi khi khai hỏa.
     
    Tàu ngầm – xu hướng mới của quân sự Mỹ

    Sơ đồ tàu ngầm Soryu của Nhật Bản

    Trong khi đó chiến tranh chống tàu ngầm (ASW) không dậm chân tại chỗ. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô không còn tìm kiếm việc sản xuất ra các loại tàu ngầm tĩnh lặng hơn, Mỹ cũng hủy bỏ việc nâng cấp các máy bay săn ngầm P-3, cũng như phương tiện thay thế chúng. Các máy bay săn ngầm S-3 Viking hoạt động trên tàu sân bay cũng lâm vào cảnh tương tự.
    Hiện thời, máy bay săn ngầm nếu phải tham chiến sẽ sử dụng công nghệ khá cũ. Nó phải thả các phao gắn thiết bị lắng nghe âm thanh thụ động xuống biển, chờ để thu lấy âm thanh do tàu ngầm đối phương phát ra, hiện giờ đã trở nên vô dụng với tàu ngầm AIP. Người Mỹ đang thử nghiệm các loại cảm biến mới có khả năng tìm kiếm tàu ngầm chủ động hơn. Tuy nhiên kết quả thu được vẫn rất hạn chế.
    Tương tự, công nghệ phát hiện kính tiềm vọng tàu ngầm bằng rađa đã được thử nghiệm từ những năm 1990, nhưng tiến triển rất chậm chạp. Cần biết rằng thách thức của việc tìm ra kính tiềm vọng tàu ngầm là vô cùng lớn bởi trong thực tiễn, diện tích phản xạ ra đa của một chiếc kính tiềm vọng tàu ngầm chỉ lớn ngang một vỏ lon Coca Cola trôi trên biển.
    Dựa vào thực tế này, chiến tranh trên mặt biển đang tiến tới thế tiến thoái lưỡng nan. Các tàu nổi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nhiều nhiệm vụ quân sự hiện đại, nhưng khả năng sử dụng tàu nổi sẽ bị hạn chế rất nhiều nếu nó đi vào vùng có tàu ngầm tấn công hoạt động. Và khi ngày càng nhiều tàu ngầm AIP đi vào hoạt động. Việc bỏ qua vấn đề này sẽ khiến hải quân của ngay cả một quốc gia mạnh nhất như Mỹ cũng sẽ phải trả giá rất đắt.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tau-ngam-tang-hinh-de-doa-hai-quan-my-a32825.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan