+Aa-
    Zalo

    Tây Du Ký: Có thể cưỡi mây tới khắp nơi nhưng vì sao Tôn Ngộ Không chỉ đi bộ trên hành trình thỉnh kinh?

    • DSPL
    ĐS&PL Được Bồ Đề Tổ Sư dạy phép cân đầu vân, có thể cưỡi mây di chuyển tới khắp nơi nhưng khi thỉnh kinh cùng Đường Tăng, Tôn Ngộ Không lại chỉ đi bộ.

    Trong Tây Du Ký, ngoài 72 phép Địa sát biến hoá thần thông quảng đại, Tôn Ngộ Không còn được Bồ Đề Tổ Sư dạy cho phép cân đẩu vân, chỉ cần nhún một bước là cưỡi mây lên tới đỉnh Linh Sơn trong nháy mắt. Sau khi xuất sư, Ngộ Không đã nhiều lần sử dụng những phép thuật được sư phụ dạy để thể hiện bản lĩnh, thậm chí còn náo loạn cả Thiên Cung và bị trừng phạt.

    phep can dau van cua ton ngo khong2
    Tôn Ngộ Không có thể dễ dàng đi khắp nơi với phép cân đẩu vân. 

    Tuy nhiên, trong suốt 14 năm, trải qua 81 kiếp nạn trên hành trình cùng Đường Tăng tới Tây Trúc thỉnh kinh, hầu tử lại rất ít khi sử dụng tới cân đẩu vân mà chủ yếu cùng sư phụ đi bộ.

    Được biết, Đường Tăng vốn là đệ tử của đức Phật, vì phạm sai lầm mà đầu thai làm người, trải qua 10 kiếp mới có thể đến được Linh Sơn. Theo đó, muốn tới được cõi Phật, một người trần mắt thịt như Đường Tăng phải thoát khỏi hồng trần, bụi đất nhân gian.

    Để đạt được cảnh giới ấy, Đường Tăng bắt buộc phải tu luyện để thăng hoa sinh mệnh, trút bỏ dơ bẩn để hoàn thành phật niệm. Một trong những điều quan trọng nhất để tu thành chính quả là phải trải qua đủ mọi bể khổ của nhân gian. Vượt qua những rào cản này, Đường Tăng mới có thể được công nhận.

    Trong khi đó, Tôn Ngộ Không là nhân vật có nhiều bản lĩnh và phép thuật cao cường. Do đó, để tu thành chính quả, Ngộ Không cần khắc chế tâm ma, từ bi hỉ xả, "nhược tương dong dịch đắc, Tiện tác đẳng nhàn khan" (Nếu có được quá dễ dàng, thì người ta chỉ coi đó là vật xem những lúc rỗi nhàn).

    tay du ky 1986
    Cả 4 thầy trò Đường Tăng cùng phải trải qua đủ 81 kiếp nạn mới có thể tu thành chính quả. 

    Với căn cơ phi phàm, ngay từ khi bắt đầu theo học phép thuật, Ngộ Không đã bộc lộ nhiều tài năng hơn người, khiến cả Thiên Cung chấn động. Thế nhưng dù lợi hại đến đâu, Tôn Ngộ Không cũng phải trải qua những thử thách như sư phụ Đường Tăng thì mới được công nhận. 

    Bên cạnh đó, mục đích thực sự của Đường Tăng là truyền bá phật pháp. Thế nên, Đường Tăng và Tôn Ngộ Không phải bước từng bước khó nhọc sang Tây Thiên mà thỉnh kinh, trải qua đủ 81 kiếp nạn thì mới xứng đắc được chân kinh.

    Minh Hạnh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tay-du-ky-co-the-cuoi-may-di-khap-noi-nhung-vi-sao-ton-ngo-khong-chi-di-bo-tren-hanh-trinh-thinh-kinh-a513266.html
    Sự kiện: Phim Tây Du Ký
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan