Bắc Kinh cấm nhập gạo Việt Nam qua biên giới


Chủ nhật, 10/08/2014 | 01:23


(ĐSPL) - Theo Oryza.com, Trung Quốc chính thức cấm nhập khẩu gạo từ Việt Nam qua biên giới, nhằm tăng cường kiểm tra thu thuế đối với các nhà nhập khẩu trong nước.

(ĐSPL) - Theo Oryza.com, Trung Quốc chính thức cấm nhập khẩu gạo từ Việt Nam qua biên giới, nhằm tăng cường kiểm tra thu thuế đối với các nhà nhập khẩu trong nước.
Giới kinh doanh gạo ở các tỉnh miền bắc Việt Nam cho biết là Trung Quốc đã ra lệnh cấm nhập khẩu gạo Việt Nam qua con đường tiểu ngạch (qua biên giới) vì nhận thấy nhiều thương lái Trung Quốc đã trốn thuế.
 - Bắc Kinh cấm nhập gạo Việt Nam qua biên giới
Có tin nói mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu 2 triệu tấn gạo sang Trung Quốc theo con đuờng tiểu ngạch.
Theo RFI, chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch đưa ra những quy định đối với tất cả các nguồn gạo nhập khẩu từ Việt Nam và đề ra mức thuế để có thể kiểm soát dễ dàng.
Tuy nhiên, theo một số nhà kinh doanh gạo Việt Nam, phía Trung Quốc cấm vì nhu cầu gạo thơm sụt giảm và đây là loại gạo mà đa số các thương lái Trung Quốc mua qua con đường tiểu ngạch.
Giới kinh doanh Việt Nam nói rằng lệnh cấm của Trung Quốc không hề ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo của Việt Nam vì nhu cầu của một số nước - như Malaysia, Indonesia và Philippines - vẫn rất cao và Việt Nam không phụ thuộc vào việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.
Việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch gây ra mối lo ngại lớn đối với các cơ quan chức năng, cũng như đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Mỗi năm, có khoảng 2 triệu tấn gạo xuất khẩu sang Trung Quốc theo đuờng tiểu ngạch.
Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ tháng Giêng đến tháng Bẩy năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 3,6 triệu tấn gạo, giảm 12\% so với cùng thời kỳ này năm ngoái.
Trong năm 2014, các doanh nghiệp Việt Nam đã ký được các hợp đồng xuất khẩu xấp xỉ 5,3 triệu tấn gạo và hiện đang tìm kiếm đối tác để bán thêm 1 triệu tấn nữa, nhằm thực hiện mục tiêu xuất khẩu 6,2 triệu tấn.

 

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bac-kinh-cam-nhap-gao-viet-nam-qua-bien-gioi-a45368.html