Quan tham Trung Quốc thoát thân thế nào?


Chủ nhật, 31/08/2014 | 03:31


Yang vốn là quan chức cấp cao chịu trách nhiệm các dự án xây dựng tại tỉnh miền đông là Chiết Giang. Cuối cùng, bà bị bắt ở Amsterdam, Hà Lan, vào năm 2005.

Khi Yang Xiuzhu đoán được chiều hướng vào năm 2003 là các nhà điều tra chống tham nhũng đang định "soi" vào công chuyện của mình, bà đã bắt chuyến bay sang Singapore. Vài ngày sau đó, bà đổi tên và bay tới New York, Mỹ.

Hãng tin Reuters có bài viết về trường hợp bà Yang bị Trung Quốc truy nã qua Interpol. Yang vốn là quan chức cấp cao chịu trách nhiệm các dự án xây dựng tại tỉnh miền đông là Chiết Giang. Cuối cùng, bà bị bắt ở Amsterdam, Hà Lan, vào năm 2005. Nhưng phải gần một thập kỷ sau, Trung Quốc vẫn chưa thể đưa bà trở lại đại lục, bất kể tốn không ít thời gian thương lượng với phía Hà Lan.

Vụ việc của bà Yang và những vụ khác tương tự đã làm nổi rõ thách thức của Chủ tịch Tập Cận Bình khi ông mở rộng chiến dịch chống tham nhũng để lần theo dấu vết những người tình nghi đã lẩn trốn ở nước ngoài, thường mang theo cả khối tài sản bất chính của mình.

Truyền thông trong nước đã sử dụng mũi nhọn mới đất nhất trong chiến dịch thanh trừng của ông Tập Cận Bình – mà Bộ Công an nước này gọi là "săn cáo"– để cảnh báo các quan chức về việc bỏ trốn.

Nhưng trong khi Trung Quốc có các thỏa thuận về dẫn độ với 38 quốc gia, họ lại không đạt được điều này với Hà Lan, hay là Mỹ, Canada và Australia – ba điểm đến phổ biến nhất cho những nghi phạm kinh tế.

Các chuyên gia về luật của Trung Quốc cho biết, ngoài những yếu tố như chất lượng sống, cơ sở giáo dục tầm quốc tế và cộng đồng người Hoa đông đảo hấp dẫn các quan chức này, thì ba quốc gia trên còn được lựa chọn vì tại đây, lực lượng hành pháp Trung Quốc thường bị nghi ngờ.

Quan tham Trung Quốc thoát thân thế nào?
Bà Yang Xiuzhu trong một cuộc họp tại tỉnh Chiết Giang, ngày 29/12/2011. Ảnh: Reuters

Thêm vào đó, các chính quyền phương Tây từ lâu đã rất miễn cưỡng khi giao nộp những nghi phạm người Hoa vì các lo ngại về hành xử của cơ quan hành pháp Trung Quốc đại lục.

“Có những khác biệt trong hệ thống chính trị của chúng tôi, cũng như cả về mặt ý thức hệ” – Lin Xin, một nhà nghiên cứu chuyên về luật quốc tế tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết.

“Những khác biệt này sẽ tác động tới việc dẫn độ”.

Hồi đầu tháng này, Trung Quốc cho biết hơn 150 "người bỏ trốn trong lĩnh vực kinh tế", nhiều người trong số đó là quan chức tham nhũng, đã ở Mỹ. Con số lưu vong trên toàn cầu là chưa thống kê được.

Theo dữ liệu của Reuters, Interpol ban hành lệnh truy nã với 69 nhân vật Trung Quốc vì tội tham nhũng, tham ô, hối lộ.

Bắc Kinh còn gọi những người này là “các quan chức lộ liễu” – những người đưa cả gia đình ra hải ngoại, và sử dụng các mối quan hệ đó để tuồn tài sản bất hợp pháp ra khỏi Trung Quốc.

Tổ chức phi lợi nhuận mang tên nhóm Liêm chính Tài chính Toàn cầu cho biết, ước tính có khoảng 2,83 nghìn tỉ USD đã "chảy" ra khỏi Trung Quốc một cách bất hợp pháp, từ năm 2005-2011.

Tân Hoa Xã hồi tháng Bảy vừa qua thống kê, Trung Quốc đã dẫn độ 730 nghi phạm tội phạm kinh tế lớn từ hàng chục quốc gia kể từ năm 2008. Trong một dấu hiệu cho thấy khả năng Bắc Kinh đang tăng tốc chiến dịch ‘săn cáo’, 18 nghi phạm đã bị dẫn độ trong tháng vừa rồi từ những nước như Campuchia, Indonesia, Uganda.

Nhưng, số nghi phạm trở về từ các nước phương Tây rất ít.

Vụ việc nổi bật nhất gần đây là vụ của Lai Changxing, từng là kẻ bỏ trốn bị truy nã gắt gao nhất, ẩn náu ở Canada cùng gia đình năm 1999. Ông này nhận được chế độ tị nạn sau khi tuyên bố rằng các cáo buộc ông đã thực hiện một đợt buôn lậu trị giá hàng tỉ USD ở thành phố miền đông nam là Xiamen xuất phát từ động cơ chính trị.

Sau khi một phiên tòa bác bỏ đơn xin tị nạn của Lai, ông này bị trục xuất vào năm 2011, nhưng không bị dẫn độ. Ông bị kết án tù chung thân vào năm sau đó.

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quan-tham-trung-quoc-thoat-than-the-nao-a48869.html