+Aa-
    Zalo

    Tiết lộ về dòng dõi "trâm anh thế phiệt" của hoa hậu Hà Kiều Anh

    ĐS&PL Mới đây, hoa hậu Hà Kiều Anh đã tiết lộ một bí mật gây sốc, rằng bà nội của cô là hậu duệ trực hệ của vua Minh Mạng và cô là công chúa đời thứ 7.
    hoa hau ha kieu anh lan dau tiet lo ve dong doi tram anh the phiet dspl 3
    Bà nội của Hà Kiều Anh (trái) và 2 mẹ con hoa hậu.

    Ngày 26/6, hoa hậu Hà Kiều Anh khiến nhiều bạn bè, khán giả bất ngờ khi tiết lộ câu chuyện về gia đình nhân ngày giỗ bà nội.

    Cô kể khi còn nhỏ bà nội thường nhắc chị là con vua cháu chúa, nhưng chị không tin vì nghĩ bà lớn tuổi nên không minh mẫn. Tuy vậy, khi tự tìm hiểu về gốc gác, chuyện bà kể là sự thật, dù sinh ra tại Hà Nội nhưng quê gốc của Hoa hậu Việt Nam 1992 ở Huế.

    Ngoài việc công bố những tấm hình chân dung thời trẻ của bà nội, hoa hậu Hà Kiều Anh còn kể về giai thoại vẻ vang của ông bà. Tính theo vai vế, Hà Kiều Anh cũng là công chúa đời thứ 7 trong gia đình hoàng tộc.  

    "Nghe nói, bà cố ngoại tôi ngày xưa là một người cực kỳ xinh đẹp, có thể nói là đẹp nghiêng nước nghiêng thành với làn da trắng muốt không tỳ vết. Chỉ tiếc là bà mất rất trẻ, khi mới 36 tuổi vì bệnh đậu mùa. Bà sinh được 2 người con, một trai, một gái. Cô con gái là bà Nguyễn Tăng Diệu Hương chính là bà nội của tôi. Thảo nào bà nội lúc nào cũng nói bà là con vua cháu chúa và tôi cũng là công chúa đời thứ 7 đấy", Hà Kiều Anh viết.  

    “Hôm nay là giỗ bà, con tuy không thường xuyên về Huế nhưng trong lòng con bà mãi mãi là vị công chúa cốt cách cao quý nhất. Con tin Bà sẽ mỉm cười nơi chín suối, các con cháu sẽ luôn cố gắng sống đúng mực để không hổ thẹn dòng dõi quý phái gia tộc nhà mình".

    Hà Kiều Anh kể, vua Gia Long là vị vua đầu tiên lập nên triều Nguyễn. Khi ông mất, con thứ tư của ông - hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm - lên ngôi năm 1820, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Sống trong thời kỳ hoà bình, ông sử dụng các quan văn để trị nước, quan võ đi trấn giữ biên cương và mở rộng bờ cõi phía Nam. Ông là vị vua vẽ bản đồ đầu tiên của nước Việt Nam bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.

    Vua Minh Mạng có hoàng tử thứ 11 tên là Tuy Lý Vương, được dân yêu mến gọi là ông quan ba biệt danh: quan Thơ (vì làm thơ hay), quan Nông (vì thường hay mặc quần áo nâu hướng dẫn dân làm ruộng), quan Hiếu (vì có hiếu với mẹ). 

    Ông Tuy Lý Vương có cậu con trai tên là Hương Ngãi (tên thời xưa của các con vua cháu chúa). Ông Hương Ngãi (hay còn gọi là Hường Ngãi) sinh được 4 người con trai và 3 cô con gái. Trong đó có bà Công Tằng Tôn Nữ Truyền Kinh là bà cố ngoại của Hà Kiều Anh. Bà Công Tằng Tôn Nữ Truyền Kinh là vợ thứ 3 của ông Nguyễn Tăng Lộc, cũng là quan trong triều đình nhà Nguyễn.

    Trước đây, Hà Kiều Anh được biết đến là hoa hậu xuất thân trong gia đình gia giáo, toàn nhân vật nổi tiếng tại Việt Nam. Cô là cháu ngoại của nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, cháu nội nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc. Cha cô là kỹ sư điện tử Hà Tăng Lâm, mẹ là nữ doanh nhân Vương Kiều Oanh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Vương Anh.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tiet-lo-ve-dong-doi-tram-anh-the-phiet-cua-hoa-hau-ha-kieu-anh-a505177.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan