Hải quân Nga bất ngờ tuyên bố thử nghiệm "siêu vũ khí" tại Bắc Cực


Thứ 6, 07/08/2020 | 15:15


Hải quân Nga bất ngờ tuyên bố tiến hành các cuộc thử nghiệm phương tiện tác chiến mới nhất ở Bắc Cực, một trong những khu vực dễ bị tấn công nhất gần biên giới Nga.

Hải quân Nga bất ngờ tuyên bố tiến hành các cuộc thử nghiệm phương tiện tác chiến mới nhất ở Bắc Cực, một trong những khu vực dễ bị tấn công nhất gần biên giới Nga.

Trong bối cảnh NATO gia tăng áp lực quân sự đối với Nga, Hải quân Nga bất ngờ tuyên bố tiến hành các cuộc thử nghiệm phương tiện tác chiến mới nhất ở Bắc Cực.

Cụ thể trong trường hợp này là tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Karakurt, chiếc chiến hạm với lượng giãn nước chỉ 800 tấn này được quảng cáo có khả năng phá vỡ một nửa nhóm tấn công tàu sân bay của kẻ thù thông qua những tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh cực kỳ lợi hại.

Chiến hạm Karakurt của Nga được trang bị tên lửa hành trình diệt hạm siêu thanh Kalibr cực kỳ lợi hại. Ảnh: TASS

“Quân đội Nga sẽ tiến hành các cuộc thử nghiệm ở Bắc Cực một cải tiến mới đối với các tàu tên lửa cỡ nhỏ (MRK) thuộc Dự án 22800 Karakurt. Ngày nay Karakurt chính là lớp chiến hạm mini hiện đại nhất của Nga".

"Karakurt được trang bị phiên bản hải quân của tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-M (ZRPK). Theo các chuyên gia, phương tiện tác chiến này hoàn toàn thích nghi để phục vụ ở Biển Trắng và Biển Barents", ấn phẩm Russkaya Planeta của Nga đưa tin.

Các tàu tấn công nhanh Karakurt được trang bị 8 tên lửa hành trình Kalibr, vũ khí này có thể dễ dàng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho đối phương đến mức con tàu bị hư hỏng nặng và không thể tham gia nhiệm vụ chiến đấu.

Được biết, mới đây, hồi tháng 6, vũ khí uy lực nhất của Nga ở Bắc Cực cũng đã lộ diện. Đó là tàu phá băng kiểu Arktika.

Chuyên gia của NI phân tích, Arktika không quá vượt trội về tốc độ khi di chuyển trên đại dương mênh mông, nhưng nó có thể phá vỡ lớp băng dày tới 3 mét.

Ngoài ra, một tính năng khác của tàu phá băng Nga này theo nhà bình luận quân sự Caleb Larson là khả năng phóng các tia nước nóng, cho phép làm mỏng băng mỏng, và vị lỗ khoan băng có thể dự đoán chính xác, dễ dàng hơn.

Đặc biệt, ông Larson nhấn mạnh đến lò phản ứng điện hạt nhân điều khiển ba cánh quạt tuabin của con tàu Arktika.

“Arktika có phạm vi di chuyển gần như không giới hạn bởi không cần tiếp nhiên liệu", chuyên gia viết.

Vũ Đậu (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hai-quan-nga-bat-ngo-tuyen-bo-thu-nghiem-sieu-vu-khi-tai-bac-cuc-a333837.html