+Aa-
    Zalo

    Hé lộ nguyên nhân có thể khiến máy bay Nga không kích nhầm lính Thổ Nhĩ Kỳ

    ĐS&PL Sự phối hợp “không nhịp nhàng từ phía Thổ Nhĩ Kỳ và sai lệch lớn của bom Nga”, khi tác chiến gần khủng bó IS được cho chính là những nguyên nhân dẫn đến sự cố.

    Sự phối hợp “không nhịp nhàng từ phía Thổ Nhĩ Kỳ và sai lệch lớn của bom Nga”,  khi tác chiến gần khủng bó IS được cho chính là những nguyên nhân dẫn đến sự cố.

    [mecloud]xWgX2WCTxG[/mecloud]

    Chiến dịch không kích của Nga trong chiến dịch diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở thành phố al-Bab, miền bắc Syria hôm 9/2 đã vô tình làm ba binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng, 11 người bị thương. Cuộc điều tra nguyên nhân vụ việc đang được tiến hành, nhưng đã có nhiều giả thuyết khác nhau để giải thích cho sự cố này, Vnexpress dẫn tin Aviationist hôm 10/2 cho biết.

    Chuyên gia Mike Demerly cho rằng việc lính bộ binh tác chiến gần mục tiêu bị không kích luôn ẩn chứa nguy hiểm khó lường. Chỉ một sai sót nhỏ trong tính toán điểm rơi của phi công hoặc trục trặc trong hệ thống thả vũ khí, điều kiện thời tiết phức tạp như gió và tầm nhìn kém đều có thể dẫn tới việc bom và rocket bay lệch hướng.

    Ảnh minh họa: France24.

    Ngay cả vũ khí thông minh cũng có khả năng gặp vấn đề ở hệ thống dẫn đường, gây sai lệch so với vị trí dự kiến. Bên cạnh đó, việc liên lạc và điều phối giữa lực lượng trên mặt đất vả các máy bay cũng có thể là một nguyên nhân dẫn tới sự cố ném bom nhầm như vậy.

    Những trận đánh trên mặt đất tại Syria đều rất ác liệt khi cả hai phe đều ở sát nhau trong khu vực đô thị chật hẹp. Các tòa nhà cao, đường phố hẹp và sự giống nhau giữa các công trình khiến phi công rất khó nắm bắt mục tiêu một cách chính xác từ trên máy bay.

    Trong bối cảnh chiến trường phức tạp đó, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ lại chưa có sự phối hợp tốt trong thông tin liên lạc, chỉ thị mục tiêu. Các lực lượng trinh sát mặt đất, phát hiện và chỉ thị mục tiêu của Nga không có chuyên gia của Thổ Nhĩ Kỳ đi kèm, khiến việc xác định mục tiêu giữa hai bên chưa thật sự nhuần nhuyễn.

    Nga chủ yếu triển khai vũ khí có độ chính xác thấp trong các cuộc không kích chiến thuật tại Syria. Đây cũng có thể là một trong những yếu tố tạo nên sự cố khiến 3 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng. Một số nguồn tin cho rằng Moscow đã sử dụng máy bay cường kích Su-25 trong nhiệm vụ tại al-Bab, thay vì những chiếc máy bay ném bom Su-24M2 như thông tin ban đầu.

    Theo Dân Việt, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức xin lỗi sau khi máy bay ném bom của nước này không kích nhầm vào binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến ở Syria. Mục tiêu ban đầu là nhóm khủng bố IS.

    Lãnh đạo điện Kremlin đã gọi điện cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và bày tỏ lời xin lỗi chân thành vì vụ không kích này.

    Những người sống sót cho biết thời điểm xảy ra vụ không kích, 2 binh sĩ đứng gần một xe tải bọc thép và một người khác đang cầm súng máy ở thành phố Al-Bab, Syria. Hiện nay, lực lượng quân Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đang tấn công mạnh mẽ ở thành phố Al-Bab sau khi họ vượt qua phòng tuyến của IS ở tỉnh Aleppo.

    Hiện trường vụ không kích nhầm - Ảnh: Twitter.

    Cường kích Su-25 Nga thường mang theo bom KAB-500S nặng 500 kg, dẫn đường bằng vệ tinh trên chiến trường Syria, thay vì các loại bom nhỏ hơn như KAB-100 hay KAB-250. Sức sát thương và tầm ảnh hưởng của loại bom này lớn hơn nhiều so với bom GBU-53/B nặng 113 kg thường được liên quân do Mỹ đứng đầu sử dụng.

    Trong khi đó, KAB-500S chỉ được dẫn bằng hệ thống định vị vệ tinh GLONASS, khiến độ chính xác của nó kém hơn các loại JDAM của Mỹ. Một số chuyên gia quân sự cho rằng hệ thống dẫn đường trên vũ khí của Nga được tối ưu cho việc tấn công các mục tiêu ở vĩ độ cao. Khi vận hành ở vùng vĩ độ thấp gần xích đạo như chiến trường Syria, độ chính xác của chúng bị giảm mạnh, dẫn tới sai lệch điểm rơi.

    Dù sự cố trên là do nguyên nhân nào đi nữa, Demerly cho rằng việc điều phối, thông tin liên lạc giữa các lực lượng đang tham chiến trên chiến trường phức tạp như Syria là vô cùng quan trọng. Những sự cố như vậy chỉ có thể được giảm thiểu nếu Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cùng các lực lượng tác chiến có liên quan có sự phối hợp tốt hơn trong bất cứ hành động quân sự nào, chuyên gia này nhấn mạnh.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-lo-nguyen-nhan-co-the-khien-may-bay-nga-khong-kich-nham-linh-tho-nhi-ky-a180744.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan