"Hoa Mộc Lan" đời thực: Giả nam làm bác sĩ quân y gần 50 năm, đến khi qua đời thân phận mới bại lộ


Thứ 5, 29/10/2020 | 04:30


Cùng sự kiện

Phải đến khi James Barry qua đời, mọi người mới phát hiện vị bác sĩ nổi tiếng trong Quân đội Anh này là nữ cải trang nam.

Phải đến khi James Barry qua đời, mọi người mới phát hiện vị bác sĩ nổi tiếng trong Quân đội Anh này là nữ cải trang nam.

Bác sĩ James Barry. Ảnh: Wikipedia

James Barry là một bác sĩ phẫu thuật quân y nổi tiếng ở Anh vào thế kỷ 18, người có đóng góp rất lớn cho nền y học không chỉ ở Anh mà còn trên toàn thế giới.

James Barry sinh ra trong một gia đình nghèo ở Ireland vào khoảng năm 1789, theo học ngành y tại Đại học Edinburgh ở Scotland. Sau khi tốt nghiệp, "ông" đi thực tập y khoa ở các thuộc địa của Anh như Jamaica và Ấn Độ, rồi trở về phục vụ trong quân đội Anh. Bằng tài năng, kinh nghiệm và khẳ năng cấp cứu hiện trường tuyết vời, James Barry nhanh chóng thăng tiến đến chức vị y học cao nhất trong quân đội: Tổng giám sát viện quân y.

Vị bác sĩ này còn được người đời nhớ đến là người thực hiện ca mổ thai sản đầu tiên tại châu Phi. Ngoài ra, "ông" còn là nữ bác sĩ đầu tiên trong lịch sử nước Anh.

Để che đi đặc điểm vốn có của người phụ nữ, bác sĩ James Berry luôn thể hiện là một con người nóng tính. Ảnh: Sina

James Berry tên thật là Margaret Ann Bulky, có cuộc sống đầy "sóng gió" khi cha bị bắt vì nợ nần, còn bản thân thì bị xâm hại khi mới 10 tuổi. Tuy nhiên, trải nghiệm đau đớn này không đánh gục bà.

Margaret đã lấy cái tên James Berry (là tên một người chú của bà, một nghệ sĩ khá nổi tiếng đương thời), rồi cải trang thanh nam giới để đi học và theo đuổi ngành y.

Việc đóng giả nam giới và sống dưới thân phận James Berry của Margaret được bác sĩ Edward Fryer và tướng quân Francisco de Miranda giúp đỡ và che giấu bí mật.

Margaret cũng luôn mặc một chiếc áo khoác để che đi vóc dáng gầy gò vốn có của phụ nữ bất kể trời nóng hay lạnh. Giọng nói cao và làn da mịn màng không để râu của cô cũng khiến nhiều người hiểu lầm về tuổi tác. Để mọi người nghĩ rằng bà là đàn ông, Margaret thường thể hiện sự nóng tính và thường xuyên tranh cãi với người khác, thậm chí còn ném chai thuốc lên tường khi cãi nhau với cấp trên.

Dù nổi tiếng là một bác sĩ nóng tính, nhưng Margaret luôn đề cao chủ nghĩa nhân văn. Bất kể là thực dân hay nô lệ, hoàng tộc hay tội phạm, bà đều khám chữa bệnh một cách bình đẳng.

Bác sĩ James Berry có rất nhiều đóng góp cho nền y học thế giới. Ảnh: Sina

Trong gần 50 năm hành nghề, Margaret đã có rất nhiều cống hiến cho y học. Bà là người viết bản báo cáo chi tiết đầu tiên về bệnh dịch tả ở Malta, người thực hiện ca mổ thai sản đầu tiên tại châu Phi, thực hiện các hoạt động chữa bệnh thiện nguyện cho người dân ở những nơi được cử đến.

Và chẳng ai ngờ, vị quân y nổi tiếng trong Quân đội Anh là nữ cải trang nam. Vào năm 1865, "bác sĩ James Berry" xin nghỉ hưu và rời quân đội. Cũng trong năm đó, bà qua đời tại London. Phải đến khi người hầu giúp bà thay trang phục trước khi đặt vào quan tài thì việc giả trai của bà Margaret mới bại lộ.

Giai đoạn trước thế kỷ 19, xã hội phương Tây vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi quan niệm trọng nam khinh nữ. Người phụ nữ thậm chí còn chẳng có quyền được giáo dục chính quy, huống chi là theo đuổi ngành y.

Sự việc này khiến quân đội Anh rúng động bởi đây là một scandal lớn. Vì vậy, để che giấu thông tin Margaret giả trai, quân đội Anh phong tỏa toàn bộ ghi chép về quân y trên.

Phải đến hơn 100 năm sau, khi sự bất bình đẳng dần được gỡ bỏ, câu chuyện phi thường và cảm động của Margaret mới được công khai.

Công chúng vừa ngưỡng mộ tài năng vừa cảm động tinh thần dũng cảm theo đuổi ước mơ dù bị xã hội ngăn cản do phân biệt giới tính. Thời báo Ireland khi đó đã gọi cuộc đời của Margaret là "sự tiên phong dũng cảm".

Câu chuyện của bác sĩ Margaret liên tưởng tới nữ tướng truyền thuyết Hoa Mộc Lan trong văn hóa lịch sử Trung Quốc. Hoa Mộc Lan đã cải trang thành nam giới và tòng quân thay cha. Ở chiến trường, Hoa Mộc Lan vừa phải tìm cách che giấu thân phận phụ nữ vừa hỗ trợ tướng quân và đồng đội đánh trận, giết địch. Dù cuối cùng thân phận cũng bị bại lộ, Hoa Mộc Lan vẫn được giữ lại trong quân đội và tiếp tục chiến đấu, lập được nhiều công lao, và trở thành nữ tướng nổi danh thiên hạ.

Hoa Vũ (Theo Sina)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoa-moc-lan-doi-thuc-gia-nam-lam-bac-si-quan-y-gan-50-nam-den-khi-qua-doi-than-phan-moi-bai-lo-a344260.html