Những phát hiện mới của NASA về Sao Diêm Vương


Thứ 5, 12/11/2015 | 11:31


(ĐSPL) - Diêm Vương tinh (Pluto) đã hé lộ thêm cho NASA hơn 50 khám phá mới, từ sự xuất hiện của núi băng cho đến những mặt trăng xoay quanh hành tinh nhỏ này.

(ĐSPL) - Diêm Vương tinh (Pluto) đã hé lộ thêm cho NASA hơn 50 khám phá mới, từ sự xuất hiện của núi băng cho đến những mặt trăng xoay quanh hành tinh nhỏ này.

[mecloud]T3VCa4bDK9[/mecloud]

Phi thuyền New Horizons của NASA đã đi lướt qua Sao Diêm Vương vào giữa tháng 7 vừa qua. Đây là cuộc gặp gỡ đối mặt đầu tiên với nhóm “hành tinh lùn” đầy bí ẩn.

“Nhiệm vụ của phi hành đoàn tàu New Horizons cho thấy những gì chúng tôi biết về hành tinh này và biến nó ngược trở lại.”, Jim Green – Giám đốc Khoa học Hành tinh trụ sở NASA tại Washington cho biết.

Khám phá về sự xuất hiện những miệng núi băng trên Sao Diêm Vương là một trong những sự kiện bất ngờ nhất các nhà khoa học tìm ra. NASA đã từng đề cập đến những chỏm băng 3500 m lại xuất hiện trên nhóm “hành tinh lùn” vào tháng 7 vừa rồi, nhưng bây giờ mới có cơ hội theo dõi chúng rõ hơn.

Hình ảnh những miệng núi băng trên Sao Diêm Vương. (Ảnh: RT)

Các nhà khoa học còn nghiên cứu sự phát triển trên bề mặt Sao Diêm Vương ít nhất qua 3 giai đoạn, khác nhau từ số năm tuổi từ cổ đại cho đến trung đại và thậm chí còn tương đối trẻ. Bề mặt Sao Diêm Vương cho thấy nó có thể đã hơn 4 triệu năm tuổi. Các nghiên cứu sinh tại NASA xác định bằng cách đếm tác động của miệng núi băng. Tác động miệng núi băng càng lớn, khu vực ấy càng nhiều tuổi.

“Sau khám phá, chưa có sự kiện nào tương tự quan sát được sâu trong hệ năng lượng Mặt trời”, trưởng nhóm phụ trách Địa chất và Thiên văn tàu New Horizons cho biết. Khác với núi lửa trên Trái Đất, các nhà khoa học cho rằng núi băng trên Sao Diêm Vương phun ra một chất có thể làm tan chảy hỗn hợp chất dễ đóng băng, như nitrogen, ammonia, metan chứ không phải dung nham và đá nóng.

Nghiên cứu thêm về núi băng trên Sao Diêm Vương có thể cho phép NASA có những thông tin cặn kẽ hơn về sự phát triển địa chất và khí quyển của hành tinh nhỏ này.“Những ngọn núi to với miệng hố lớn trên đỉnh chóp, trên Trái Đất nó là dấu hiệu của hiện tượng núi lửa”, Oliver White, Nghiên cứu Hậu tiến sĩ phi thuyền New Horizons tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA tại Moffett Field thông tin.

Nhiệm vụ mới của New Horizons cũng đã nghiên cứu quỹ đạo của các mặt trăng xung quanh Sao Diêm Vương. Khác với mặt trăng của Trái đất, những mặt trăng nhỏ của hành tinh này không xoay cùng quỹ đạo với hành tinh mẹ của chúng mà quay nhanh hơn. Chúng quay 89 lần trong mỗi vòng quỹ đạo xung quanh hành tinh mẹ.

Tuy nhiên, những vùng đất có hố thiên thạch được tìm thấy cho thấy tuổi của chúng khá “trẻ” so với điều kiện địa chất. Khu vực như vậy được gọi là Sputnik Planum, có thể đã được hình thành trong khoảng 10 triệu năm trước.

“Chúng tôi theo dõi trên bản đồ hơn một ngàn miệng núi băng trên Sao Diêm Vương, khác nhau về kích thước lẫn hình dạng”, Tiến sĩ Kelsi Singer của Viện nghiên cứu Tây Nam (SwRI) tại Boulder, Colorado cho biết.

Ông cũng nói thêm rằng, “Tôi hy vọng những nghiên cứu về miệng núi lửa cho chúng ta những phát hiện quan trọng hơn trong việc hiểu hệ thống năng lượng Mặt trời được hình thành như thế nào.”.

Những miệng núi trên khu vực Sputnik Planum. (Ảnh: RT)

NASA cũng cho rằng một số các mặt trăng của Sao Diêm Vương còn sát nhập để tạo thành một vài vệ tinh của nó.

Hơn 4 tháng kể từ khi bay qua, những hình ảnh mà NASA thu được giúp các nhà khoa học có hơn 50 khám phá mới, và con số này vẫn sẽ còn tăng thêm.

Hà Phương (Theo RT)

Xem thêm video Tin tức: 

[mecloud]nSqxzIbV1J[/mecloud]

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-phat-hien-moi-cua-nasa-ve-sao-diem-vuong-a119249.html