+Aa-
    Zalo

    Sản xuất khẩu trang tại Trung Quốc: Những chiếc "máy in tiền" giữa đại dịch Covid-19

    ĐS&PL Dù chi phí sản xuất tăng đến mức nào, lợi nhuận của ngành sản xuất khẩu trang vẫn được ví như “máy in tiền”, rất hấp dẫn các nhà đầu tư.

    Dù chi phí sản xuất tăng đến mức nào, lợi nhuận của ngành sản xuất khẩu trang vẫn được ví như “máy in tiền”, rất hấp dẫn các nhà đầu tư tại Trung Quốc.

    Công nhân làm việc trong một dây chuyền sản xuất khẩu trang ở thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

    Trong một thời gian ngắn, khẩu trang trở thành món hàng “nóng bỏng tay”, đối mặt tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên khắp đất nước và quốc tế.  

    Hồi đầu tháng 2, thời điểm dịch bệnh đang hoành hành mạnh tại Trung Quốc, công ty của anh Guan Xunze, 34 tuổi, đã xây dựng một nhà máy sản xuất khẩu trang mới chỉ trong vòng 7 ngày.

    Nhà máy này, với 5 dây chuyền sản xuất, nằm ở phía đông bắc Trung Quốc, cung cấp khẩu trang N95 nhằm đáp ứng nhu cầu khổng lồ của thị trường khi số ca nhiễm Covid-19 vẫn tăng lên nhanh chóng qua từng ngày.

    Hiện nay, khi số ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc giảm dần, Guang lại tiếp tục thu về lợi nhuận từ những thị trường mới, xuất khẩu khẩu trang sang Italy, nơi số ca tử vong đã vượt Trung Quốc.

    “Tôi cứ nghĩ rằng thịt lợn là thực phẩm được tìm kiếm nhiều nhất trong năm, không ngờ đến phúc cuối, khẩu trang lại trở thành thứ bán chạy nhất trong năm mới.” Kể từ đầu năm Canh Tý, đại dịch bùng phát ở Vũ Hán đã khiến khẩu trang trở thành "áo giáp bảo vệ" của mọi người”, anh Guan Xunze nói.

    Khi Trung Quốc có dấu hiệu kiểm soát được tình trạng lây lan nội bộ virus SARS-CoV-2 trong nước, doanh nhân Guan làm trong ngành dược phẩm hiện đang “hốt bạc” từ các thị trường mới nhờ khẩu trang. Công ty ông đang xuất khẩu mặt hàng này sang Italia, nơi số người tử vong đã vượt qua Trung Quốc - nơi dịch khởi phát từ hồi năm ngoái.

    Theo thống kê của nền tảng dữ liệu kinh doanh Tianyancha, trong 2 tháng đầu năm nay, Trung Quốc có khoảng 8.950 nhà sản xuất khẩu trang mới và họ chạy đua với thời gian để bù vào nhu cầu thiếu hụt khổng lồ mặt hàng này trên toàn cầu.

    Công nhân tại một dây chuyền sản xuất khẩu trang ở Trung Quốc hôm 26/3. Ảnh: Getty

    Ông Qi Guangtu cũng đã đầu tư khoảng 7 triệu USD vào nhà máy sản xuất máy làm khẩu trang của mình ở khu công nghiệp phía nam Đông Quan. Cơ sở ông Qi điều hành làm việc liên tục không nghỉ 24/7 kể từ 25/1, hai ngày sau khi Vũ Hán, nơi những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc, bị phong tỏa.

    "Hồi vốn không phải vấn đề gì quá lớn lao", ông Qi cho hay. Sau hai tháng, công ty anh đã bán được 70 bộ sản phẩm, mỗi bộ có giá 71.000 USD. Ông Qi đang có trong tay hơn 200 đơn đặt hàng nữa, tổng trị giá lên đến 14 triệu USD.

    "Sau khi mua máy và hoạt động, chỉ 15 ngày là hoàn vốn", ông Qi nói. Theo anh, đối với các khách hàng, khoản đầu tư này là vô cùng béo bở.

    Anh You Lixin cũng đã quyết định chuyển hướng sang sản xuất máy làm khẩu trang tự động.

    Trong số những khách hàng của anh You Lixin có một số là các chủ nhà máy dệt may ở Ôn Châu, phía Đông tỉnh Chiết Giang đã đổi hướng sang sản xuất khẩu trang.

    Mặc dù vậy, chi phí mà các nhà sản xuất bỏ ra khi lấn sân sang lĩnh vực khẩu trang cũng không hề rẻ do giá nguyên liệu đầu vào cũng tăng đột biến.

    Theo đó, giá vải đã tăng vọt từ 10.000 NDT/tấn lên tới 480.000 NDT/tấn. Tuy nhiên, lợi nhuận lớn vẫn khiến ngành sản xuất khẩu trang hấp dẫn bất chấp chi phí sản xuất tăng cao.

    Theo số liệu chính thức của Trung Quốc, hiện nước này mỗi ngày sản xuất hơn 166 triệu chiếc khẩu trang.

    Anh Guan tỏ ra lạc quan về tương lai của ngành khẩu trang sau đại dịch.

    “Hầu hết mọi người sẽ có thói quen đeo khẩu trang sau đợt dịch này”, anh nhận định.

     Mộc Miên(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/san-xuat-khau-trang-tai-trung-quoc-nhung-chiec-may-in-tien-giua-dai-dich-covid-19-a317252.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan