Sự kiện hiếm: Nguyệt thực, sao chổi, Trăng tuyết cùng xuất hiện


Thứ 7, 11/02/2017 | 04:30


Cùng sự kiện

Sao Chổi bừng sáng, xinh đẹp bay qua bầu trời là một điều hiếm có nhưng tuần này, đó không phải sự kiện hiếm nhất vì cả Nguyệt thực, Trăng tròn và sao Chổi lại cùng đến.

Sao Chổi bừng sáng, xinh đẹp bay qua bầu trời là một điều hiếm có nhưng tuần này, đó không phải sự kiện hiếm nhất vì cả Nguyệt thực, Trăng tròn và sao Chổi lại cùng đến.

Một sự kiện thiên văn hiếm gặp đã xảy ra: Nguyệt thực, sao chổi và Trăng tuyết cùng xuất hiện. Ảnh: Independent

Rạng sáng ngày 11/2, khoảng 4h30 (giờ Việt Nam), Hiện tượng Nguyệt thực một nửa xảy ra trước tiên vào đêm Trăng tuyết trong khoảng 4 tiếng và có thể quan sát được từ nhiều châu lục trên thế giới, bao gồm châu Âu, châu Á, châu Phi và phần lớn châu Mỹ. Vài tiếng sau đó, sao chổi năm mới 45P di chuyển sát Trái Đất nhất kể từ năm 2011.

Không giống như Nguyệt thực toàn phần – che khuất tất cả ánh sáng trên Mặt Trăng, sự kiện tuần này tinh tế hơn rất nhiều. Mọi thứ dần dần tối đen khi ba đối tượng di chuyển xung quanh. Nguyệt thực được thấy rõ nhất ở châu Âu hoặc châu Phi. Thậm chí mọi người có thể nhìn thấy cho dù không chú ý vì ảnh hưởng của nó rất rõ rệt.

Mặt trăng rất cuốn hút, ngay cả khi bạn không thể nhìn thấy Nguyệt thực. Trăng tròn tháng Hai thường được gọi là Trăng tuyết, tròn đầy và tươi sáng. Bầu trời được thắp lên ánh sáng lung linh trong đêm.

Nhưng có lẽ đáng chú ý nhất là sao chổi, bay qua đủ gần để có thể nhìn thấy từ Trái Đất. Sao chổi có màu xanh ngọc sáng, là kết quả sự bay hơi của carbon hai nguyên tử khi nó bay qua không gian. Đặc biệt hơn, sao chổi cũng sẽ được đánh dấu bằng một cái đuôi màu tím sáng.

Sao chổi này được phát hiện lần đầu vào năm 1948. Nó xuất hiện cứ mỗi 5,5 năm và có thể quan sát được từ Trái Đất trong khoảng tháng 12 đến qua năm mới.

(Theo Independent)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-kien-hiem-nguyet-thuc-sao-choi-trang-tuyet-cung-xuat-hien-a180558.html