Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 15/7: Không quân Nga "nhấn chìm" phiến quân bằng mưa bom


Thứ 4, 15/07/2020 | 02:15


Cùng sự kiện

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 15/7: Không quân Nga "nhấn chìm" phiến quân thánh chiến bằng mưa bom; Nga: IS chỉ là ‘cái cớ’ để Mỹ hiện diện tại Syria;...

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 15/7: Không quân Nga "nhấn chìm" phiến quân thánh chiến bằng mưa bom; Nga: IS chỉ là ‘cái cớ’ để Mỹ hiện diện tại Syria;...

Không quân Nga "nhấn chìm" phiến quân thánh chiến bằng mưa bom

Chiến đấu cơ của không quân Nga trong một chiến dịch không kích. Ảnh minh họa

Không quân Nga đã chính thức ra đòn trả đữa vụ tấn công bằng máy bay không người lái liều chết nhằm vào căn cứ sân bay Khmeimim và vụ phục kích kinh hoàng nhằm vào đoàn xe tuần tra chung Nga-Thổ khiến 3 binh sĩ Nga bị thương.

Các chiến đấu cơ Không quân Nga ồ ạt xuất kích dìm phiến quân thánh chiến trong mưa bom ở 2 tọng điểm Jabal Al-Akrad và Jisr Al-Shughour.

Theo một báo cáo chiến trường từ tỉnh Latakia, các chiến đấu cơ Không quân Nga liên tục ném bom dữ dội vào thành trì của phiến quân ở Kabani, hủy diệt nhiều căn cứ và chiến hào của chúng.

Mục tiêu chính của đợt ném bom này là các vị trí của các lực lượng thánh chiến thuộc Đảng Hồi giáo Turkestan (TIP) và nhóm vũ trang Hurras Al-Deen có liên hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda.

Cùng thời điểm, chiến đấu cơ Nga được ghi nhận đã hoạt động trên vùng trời khu vực Jabal Al-Zawiya ở Nam Idlib.

Nga: IS chỉ là "cái cớ" để Mỹ hiện diện tại Syria

Quân đội Mỹ ở Syria. 

“Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng IS chưa hoàn toàn bị đánh bại và điều kiện tiên quyết để đánh bại được IS chính là thay đổi chế độ ở Syria. Tôi đã dự đoán đúng, IS được Mỹ coi như cái cớ để tiếp tục hiện diện quân sự ở Syria và dường như coi nhóm khủng bố này là đồng minh trong cuộc chiến chống lại chính quyền Syria”, hãng tin Tass dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 24/11.

Theo nhà ngoại giao Nga, mục tiêu chính của Washington hiện tại là lật đổ chế độ Damascus chứ không phải là đánh bại IS.

Ông Lavrov cho biết IS đã bị loại bỏ ở những khu vực mà chính phủ Syria đang quản lý, nhưng chúng vẫn còn một số sào huyệt khác trong khu vực lãnh thổ Syria mà Mỹ đang kiểm soát.

“Những phiến quân này là nguyên nhân để Mỹ tuyên bố tiếp tục ở lại Syria”, ông Lavrov nói.

Trước đó, đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Syria James Franklin Jeffrey ngày 23/11 khẳng định rằng, mục tiêu của quân đội Mỹ ở Syria không chỉ nhằm tiêu diệt IS, mà còn là hỗ trợ tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến kéo dài 7 năm qua và đảm bảo mọi lực lượng nước ngoài phải rút khỏi Syria, trừ Nga.

Quan chức này cũng cho rằng Tổng thống Bashar al-Assad không nên lãnh đạo Syria trong tương lai, tuy nhiên nhấn mạnh rằng phế truất ông Assad không phải là việc của Mỹ.

Nguy cơ bùng phát chiến tranh giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Ảnh: Rudaw

Ngày 28/2, ít nhất 11 binh sĩ Syria thiệt mạng do các cuộc không kích bằng máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ vào tỉnh Idlib ở Tây Bắc Syria. Đây được cho là màn trả đũa tiếp theo vụ 33 binh sĩ của Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong cuộc không kích hôm 27/2 của các lực lượng Syria với sự hậu thuẫn của Nga.

Với những diễn biến mới này, căng thẳng giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ bùng phát thành chiến tranh, khi cả 2 bên liên tiếp hứng thương vong lớn những ngày gần đây.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, vụ tấn công bằng máy bay không người lái đã nhằm vào các mục tiêu của lực lượng Chính phủ Syria tại khu vực nằm giữa các thành phố Maarat al-Numan và Saraqeb thuộc tỉnh Idlib. Các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nã pháo vào khu vực này. Đáp lại, các lực lượng Syria tấn công vào khu vực có quân Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không gây thiệt hại.

Động thái qua lại này diễn ra vài giờ sau khi các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tấn công làm 16 binh sĩ Syria thiệt mạng để trả đũa vụ 33 binh sĩ của Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong vụ không kích hôm 27/2 của các lực lượng Syria với sự hậu thuẫn của Nga.

Những vụ giao tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cũng đẩy căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tăng cao. Cuộc họp giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hôm 27/2 nhằm tìm giải pháp cho vấn đề Idlib đã kết thúc mà không đạt được bất cứ thỏa thuận nào.

Trong khi đó, theo yêu cầu tham vấn từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, đại diện các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiến hành cuộc họp khẩn cấp trong ngày hôm qua tại thủ đô Brussells, Bỉ về tình hình ở Syria.

Phát biểu sau cuộc họp, Tổng thư ký NATO Stoltenberg kêu gọi các bên ngừng bắn: “Tình hình nguy hiểm này phải được hạ nhiệt. Chúng tôi kêu gọi các bên cần quay trở lại ngay lập tức thỏa thuận ngừng bắn năm 2018 để tránh làm tồi tệ thêm tình hình nhân đạo trong khu vực”.

Cùng ngày, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở tây bắc Syria "trước khi tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát.

Hoa Vũ (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-hinh-chien-su-syria-moi-nhat-ngay-157-khong-quan-nga-nhan-chim-phien-quan-bang-mua-bom-a330845.html