Tổng thư ký LHQ: Đại dịch Covid-19 là thử thách lớn nhất đối với Liên Hợp Quốc


Thứ 4, 01/04/2020 | 07:01


Cùng sự kiện

Tổng thư ký LHQ António Guterres trong một bài báo cáo đã tuyên bố rằng đại dịch Covid-19 là thử thách lớn nhất mà Liên Hợp Quốc phải đối mặt kể từ khi thành lập.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres trong một bài báo cáo đã tuyên bố rằng đại dịch Covid-19 là thử thách lớn nhất mà Liên Hợp Quốc phải đối mặt kể từ khi thành lập.

Tổng thư ký LHQ António Guterres. Ảnh: UN

China News dẫn thông tin từ trang web chính thức của Liên Hợp Quốc, vào ngày 31/3 (giờ Trung Âu), Tổng thư ký LHQ António Guterres đã công bố một báo cáo có tên "Chia sẻ trách nhiệm và đoàn kết toàn cầu: Giải quyết tác động kinh tế và xã hội bởi dịch Covid-19", nhằm kêu gọi mọi người cùng nhau hợp tác để giải quyết các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng dịch bệnh.

Ông Guterres nói trong bài phát biểu của mình rằng đại dịch Covid-19 là thử thách lớn nhất mà chúng tôi phải đối mặt kể từ khi thành lập Liên Hợp Quốc. Cuộc khủng hoảng này đòi hỏi phải có hành động chính sách phối hợp, quyết đoán, toàn diện và đổi mới từ các nền kinh tế lớn trên toàn cầu, cũng như cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật tối đa cho những người và quốc gia dễ bị tổn thương nhất.

Ông Guterres cho biết Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đánh giá lại triển vọng tăng trưởng kinh tế vào năm 2020 và 2021 và tuyên bố thế giới đã bước vào thời kỳ suy thoái, thậm chí còn tồi tệ hơn cả năm 2009.

Liên Hợp Quốc đã thành lập một Quỹ Tái thiết và Đối phó với dịch bệnh đặc biệt để hỗ trợ các nước có nền thu nhập thấp và trung bình. Liên Hợp Quốc cũng sẽ dựa vào các điều phối viên thường trú và các đội công tác đa quốc gia để nhanh chóng cung cấp hỗ trợ cho các chính phủ trong công cuộc tái thiết và khắc phục khủng hoảng.

Ông Guterres nhấn mạnh rằng thông điệp trong báo cáo của Liên Hợp Quốc là rất rõ ràng: "Chia sẻ trách nhiệm đối phó với tác động của virus corona và đạt được sự đoàn kết toàn cầu. Đây là lời kêu gọi hành động".

Tổng thư ký LHQ cũng lưu ý rằng, cần nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó y tế để ngăn chặn sử lây lan của virus và chấm dứt đại dịch. Điều cần thiết là các nước phát triển cần ngay lập tức hỗ trợ các nước kém phát triển hơn trong việc tăng cường hệ thống y tế và khả năng ứng phó để ngăn chặn sự lây lan.

Điều cần thiết là các nước phát triển ngay lập tức hỗ trợ các nước kém phát triển hơn trong việc tăng cường hệ thống y tế và khả năng đáp ứng để ngăn chặn sự lây lan của họ.

Thứ hai, phải giải quyết những tác động tàn khốc của cuộc khủng hoảng lên nền kinh tế và xã hội, tập trung vào các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất: phụ nữ, người già, thanh niên, người lao động, những người thu nhập thấp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các nhóm dễ bị tổn thương.

Điều này có nghĩa là có thể đưa ra các chính sách tài chính và tiền tệ cung cấp trực tiếp cho người lao động và hộ gia đình, cung cấp bảo hiểm y tế và thất nghiệp, mở rộng an sinh xã hội và hỗ trợ các doanh nghiệp ngăn chặn phá sản và tỷ lệ thất nghiệp lớn.

Hoa Vũ (Theo China News)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tong-thu-ky-lhq-dai-dich-covid-19-la-thu-thach-lon-nhat-doi-voi-lien-hop-quoc-a317742.html