Tư tưởng ông Tập Cận Bình được đưa vào điều lệ Đảng – triết lý 16 chữ


Thứ 6, 27/10/2017 | 03:46


Cùng sự kiện

Triết lý chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình được đưa vào điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc là lời kêu gọi các dân tộc chung tay xây dựng đất nước thành quốc gia vĩ đại.

Triết lý chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình được đưa vào điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc là lời kêu gọi các dân tộc chung tay xây dựng đất nước thành quốc gia vĩ đại.

Với việc đưa triết lý chính trị 16 chữ của Chủ tịch Tập Cận Bình vào trong điều lệ Đảng, Đảng Cộng sản Trung Quốc cho thấy quyết tâm tăng cường vai trò trên tất cả các khía cạnh xã hội. Ông Tập đã đưa ra cách tiếp cận quản trị của mình vào lúc bắt đầu Đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 19 bắt đầu.

Lý thuyết chính trị của Chủ tịch Tập, được gọi là "Tư tưởng Tập Cận Bình về xây dựng chủ nghĩa xã hội bản sắc Trung Quốc cho kỷ nguyên mới" sẽ được viết thành hiến pháp của Đảng. Như vậy, ông Tập đã trở thành nhà lãnh đạo thứ 3 sau cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình có tên gắn liền với một triết lý trong điều lệ Đảng.

Trung Quốc quyết định đưa tư tưởng mang tên Chủ tịch Tập Cận Bình vào điều lệ Đảng. Ảnh: SCMP

Nội dung tư tưởng của ông Tập có 14 phần và bao gồm rất nhiều thuật ngữ. Nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc nhằm khôi phục đất nước – tạo nên cái gọi là "giấc mơ Trung Quốc" về sự trẻ hóa. Trên thực tế, ông Tập đã luôn có định hướng này kể từ khi nhậm chức vào năm 2012.

Ông Steve Tsang, giám đốc Viện SOAS Trung Quốc tại Đại học London đánh giá rằng tư tưởng của ông Tập sẽ giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đất nước chặt chẽ và tập trung hơn.

Yếu tố then chốt trong triết học của ông Tập là việc thực thi nghiêm túc quy tắc một Đảng thống nhất, làm mờ “đường biên” giữa Đảng và nhà nước. Mối liên kết đó được minh họa bằng kế hoạch thành lập Ủy ban Giám sát Quốc gia - một cơ quan chống tham nhũng toàn quốc sẽ chia sẻ cùng một văn phòng và nhân sự như cơ quan giám sát chống tham nhũng của Đảng - Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.

Cách tiếp cận này có sự tương phản rõ nét đối với tư tưởng của cựu Chủ tịch Đặng Tiểu Bình là phân chia rõ ràng vai trò của Đảng và chính phủ.

Tư tưởng của ông Tập gồm 14 phần, được gói gọn vào triết lý 16 chữ. Ảnh: SCMP

Một trong những ưu tiên của ông Tập là duy trì kỷ luật, đảm bảo lòng trung thành của đảng viên trong khi vẫn tiếp tục làm trong sạch bộ máy bằng các biện pháp khắc nghiệt để xóa sổ tham nhũng và đấu đá. Ngoài ra, ông Tập cũng tìm cách kết nối các mối quan hệ của Đảng với các cơ sở địa phương bằng việc thành lập nhiều tổ chức bên trong các công ty, trường học và làng xã, thông qua các nỗ lực xóa đói giảm nghèo.

Về kinh tế, ông Tập nhấn mạnh thị trường cần đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế, đồng thời mong muốn chính phủ đóng vai trò lớn hơn trong việc quản lý thị trường. Ông luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho các công ty quốc doanh phát triển vững chắc, nhưng cũng tìm cách giảm các rào cản đối với công ty tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài.

Lý thuyết của ông Tập được đánh giá là một cách tiếp cận cân bằng hơn về phát triển kinh tế Trung Quốc. Ông Tập đã nói rằng "sự phát triển không cân bằng và không đầy đủ" của Trung Quốc đã trở thành “giới hạn” cho người dân mong muốn xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ông Tập cũng tuyên bố rằng tăng trưởng và đô thị hóa không thực sự mang đến bước nhảy vọt. Nhiều vấn đề sau đó được đặt ra như khoảng cách giàu nghèo và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến mọi người đều phải đối mặt với bất mãn xã hội, các chính sách ưu tiên của Đảng và chính phủ cũng chỉ nghiêng về chống đói nghèo và ô nhiễm. Trọng tâm tư tưởng của ông Tập là tập trung vào "Bốn sự tự tin" – yêu cầu người Trung Quốc tin vào hệ thống, con đường, lý thuyết và văn hoá quốc gia.

Sau những biến động về chính trị và tài chính quốc tế trong suốt thập kỷ vừa qua, ông Tập cho rằng Trung Quốc cần phải tin vào hệ thống chính trị một Đảng duy nhất và nền văn hoá truyền thống, có phần trái ngược với các ý tưởng và giá trị chính trị phương Tây. Ông cố gắng thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc và những gì mà các nhà quan sát thường gọi là "chủ nghĩa đặc biệt của Trung Quốc".

Về ngoại giao, ông Tập đang thúc đẩy cách tiếp cận chủ động và quyết đoán hơn, trong đó, Trung Quốc sẽ không lúng túng về việc duy trì lợi ích, an ninh và chủ quyền quốc gia. Tất cả điều này được ủng hộ bằng sự kiểm soát tuyệt đối của Đảng đối với quân đội – lực lượng mà ông Tập Cận Bình đã cải tổ, hứa hẹn biến đổi thành một trong những quân đội lớn nhất, thiện chiến nhất thế giới.

(Theo SCMP)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-tuong-ong-tap-can-binh-duoc-dua-vao-dieu-le-dang-triet-ly-16-chu-a206830.html