Vật thể lạ “đột nhập” Hệ Mặt Trời


Thứ 2, 30/10/2017 | 08:00


Cùng sự kiện

“Một hành tinh nhỏ hoặc một sao chổi đã “ghé thăm” Hệ mặt trời của chúng ta từ một nơi xa trong dải thiên hà”, một nhà thiên văn học nổi tiếng cho hay.

“Một hành tinh nhỏ hoặc một sao chổi  đã “ghé thăm” Hệ mặt trời của chúng ta từ một nơi xa trong dải thiên hà”, một nhà thiên văn học nổi tiếng cho hay.

Ông Paul Chodas, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái Đất, giải thích: “ Việc một hành tinh lạ xâm nhập vào hệ mặt trời đã được mong chờ từ nhiều thập kỷ qua”.

Theo Sky News, các nhà khoa học từ lâu đã tin rằng có những vật thể chuyển động giữa các ngôi sao và bay qua các hành tinh trong hệ mặt trời một cách bất ngờ.

Paul Chodas nói: “Tất cả các chỉ số cho thấy vật thể lạ này nằm ngoài Hệ mặt trời, nhưng vẫn cần thêm dữ liệu để khẳng định hiện tượng này”.

Vật thể lạ được biết đến như là A/ 2017 U1 đã được các nhà nghiên cứu sử dụng kính thiên văn tinh vi ở  Đại học Hawaii phát hiện vào hồi đầu tháng này ( tháng 10).

Vật thể lạ này có đường kính 400 m, di chuyển với tốc độ 27 dặm mỗi giây và có khả năng đã bay vào hệ mặt trời của chúng ta vào khoảng ngày 2/9. Theo các nhà khoa học, vật thể lạ này di chuyển từ hướng của chòm sao Lyra, nằm ngay phía trên thiên hà hình bầu dục, nơi mà các hành tinh và tiểu hành tinh khác quay quanh mặt trời. “Vị khách” này đã bay tới điểm gần mặt trời nhất sau đó 7 ngày, rồi tiếp tục chuyển hướng bay về phía quỹ đạo Trái Đất. Đến ngày 14/10, nó cách Trái Đất 15 triệu dặm.

Các nhà thiên văn học nhanh chóng theo dõi “vị khách lạ” này bằng kính thiên văn trong suốt hành trình của nó qua hệ mặt trời để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về nguồn gốc của nó và nó được cấu tạo bởi những cái gì.

Phi hành gia David Varonochea của NASA nói : “Vật thể lạ này có quỹ đạo cực đoan”. Ngoài ra, ông cũng cho biết: “Nó đi rất nhanh, có khả năng lớn là đã ra khỏi hệ mặt trời và không quay trở lại nữa”.

Các nhà khoa học của NASA cho biết: “Nếu vật thể này chính thức được xác định như là một trong những tiểu hành tinh quan trọng nhất được quan sát thấy từ trái đất, thì các quy tắc đặt tên nó phải được xác định bởi Liên minh Thiên văn Quốc tế”.

Ánh Dương( Theo Sky News Arabia, National Geographic Arabia)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vat-the-la-dot-nhap-he-mat-troi-a207132.html