+Aa-
    Zalo

    Tin tức đời sống ngày 28/9: Bé 3 tuổi bị loét thực quản vì nuốt phải pin cúc áo

    ĐS&PL Tin tức đời sống mới nhất ngày 28/9/2021. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 28/9/2021 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Bé 3 tuổi bị loét thực quản vì nuốt phải pin cúc áo

    VietNamNet đưa tin, Bệnh viện Nhi đồng TP vừa tiếp nhận một bệnh nhi bị bỏng thực quản, nguy cơ chít hẹp đường ăn cao sau 18 giờ nuối phải viên pin cúc áo. Được biết, bệnh nhi là bé P.T (3 tuổi, quê ở Tiền Giang).

    Bệnh nhi trước đó không ngừng nhợn ói, khóc thét, liên tục kêu nóng rát khiến người nhà vô cùng lo lắng. Căn cứ vào kết quả chụp X-quang ban đầu, các bác sĩ nhầm bé nuốt phải đồng xu. Tuy nhiên, sau khi chụp chiếu lại, các bác sĩ xác định được dị vật là viên pin.

    Ngay trong đêm tiếp nhận bệnh nhi, BS. CKI Lê Đức Lộc đang tham gia công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện dã chiến số 4 lập tức xét nghiệm loại trừ virus SARS-CoV-2, sau đó trở về Bệnh viện Nhi đồng TP, kịp thời soi gắp viên pin mắc kẹt ngay cơ thất thực quản trên của bệnh nhi.

    tin tuc doi song ngay 289 be 3 tuoi bi loet thuc quan vi nuot phai pin cuc ao
    Bệnh nhi hiện vẫn đang được các bác sĩ theo dõi sát. Ảnh: BSCC/ VietNamNet

    Theo thông tin từ BS.CKI Trần Dư Khương thuộc khoa Hồi sức ngoại, tình trạng của bệnh nhi 3 tuổi sau ca mổ gắp dị vật khá nặng. Đường thở của bệnh nhi đang phù nề phản ứng, đường ăn bỏng, đã loét hẹp hết 1/3 trên thực quản.

    Bệnh nhi hiện đang được đặt sonde hỗng tràng và theo dõi sát. Bác sĩ Khương nhận định nguy cơ hoại tử, nhiễm trùng, thậm chí thủng đường thở của trẻ rất cao.

    Cấp cứu bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn

    Theo báo Bắc Giang, chiều ngày 27/9, bác sĩ Thân Sơn Tùng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đã thông tin về trường hợp bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn đang điều trị tại đơn vị này.

    Cụ thể, bệnh nhân là V.V.Th (SN 1963, trú tại xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang). Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng đau các khớp, tứ chi căng cứng, khó vận động, sốt cao, da nổi vân tím, khó đi tiểu.

    Hiện, bệnh nhân đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, tuy nhiên tình trạng sức khỏe vẫn diễn biến phức tạp.

    Nhiễm liên cầu khuẩn là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền từ động vật sang người (chủ yếu từ lợn) do vi khuẩn Streptococcus suis gây nên nhiễm trùng huyết ở người.

    Người dân nên chủ động phòng tránh bằng cách ăn chín, uống sôi, không sử dụng thực phẩm từ gia súc, gia cầm bị ốm, chết, nhất là thịt lợn có màu đỏ khác thường như xuất huyết, phù nề. Trong khi đó, người giết mổ gia súc, gia cầm cần có các phương tiện bảo hộ đầy đủ, xử lý chất thải bảo đảm vệ sinh.

    Người đàn ông tử vong vì ăn hàu sống

    Sức khỏe & Đời sống dẫn thông tin từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (tả biển) vì ăn hàu sống. Bệnh nhân là ông N.V.C (65 tuổi, trú tại Uông Bí, Quảng Ninh).

    Gia đình bệnh nhân cho biết, sau khi ăn hàu tại nhà, người đàn ông bắt đầu bị nôn nhiều, đau bụng, đại tiện phân lỏng nhiều và mệt nhiều. Bệnh nhân sau đó có các biểu hiện huyết áp tụt, sốt cao và nổi ban nhiều trên da, lập tức được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

    tin tuc doi song ngay 289 be 3 tuoi bi loet thuc quan vi nuot phai pin cuc ao1
    Người đàn ông ở Quảng Ninh tử vong sau khi ăn hàu sống. Ảnh minh họa

    Theo BSCKI. Hoàng Thăng Vân - Phụ trách khoa Hồi sức tích cực Nội, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, bệnh nhân nhập viện vào ngày 24/9 với biểu hiện điển hình của bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm độc có tiểu cầu giảm trên nền người bệnh xơ gan. Dù được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa, bệnh nhân không qua khỏi.

    Được biết, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra viêm ruột cấp tính, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn toàn thân và có thể dẫn đến tử vong. Loại vi khuẩn này sống ký sinh trong hải sản như cá, tô, hàu… ở vùng nước lợ và nước mặn. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus cũng có thể được tìm thấy trong cát, bùn, nước biển bị ô nhiễm.

    Để tránh nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, mọi người không nên ăn hải sản sống hoặc tái, không ăn hải sản bị hỏng, chết. Bên cạnh đó, cần thực hiện ăn chín, uống sôi, đồng thời lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-tuc-doi-song-moi-nhat-ngay-28-9-2021-be-3-tuoi-bi-loet-thuc-quan-vi-nuot-phai-pin-cuc-ao-a514529.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan