Phương Tây có thể “dính bẫy” của Nga ở Ukraine


Thứ 2, 24/02/2014 | 14:00


Cùng sự kiện

(ĐSPL) - Nga có sẵn trong tay phương án để cho Ukraine sa vào hỗn loạn và chờ đợi Liên minh Châu Âu “bất lực” phải cầu xin Moscow ra tay cứu vớt.

(ĐSPL) - Nga có sẵn trong tay phương án để cho Ukraine sa vào hỗn loạn và chờ đợi Liên minh Châu Âu “bất lực” phải cầu xin Moscow ra tay cứu vớt.
Tuy tỏ ra vui mừng trước việc Tổng thống Yanukovich bị lật đổ và bị truy tố, nhưng phương Tây không có nhiều sự lựa chọn.
Phương Tây có thể “dính bẫy” của Nga ở Ukraine

Phương Tây có thể “dính bẫy” của Nga ở Ukraine

Lựa chọn thứ nhất là không làm gì cả và để cho Ukraine sa vào vòng xoáy của sự hỗn loạn, với việc Nga là người hưởng lợi cuối cùng. Thứ hai, Liên minh Châu Âu phải vét túi để tìm kiếm 20 tỷ USD hoặc nhiều hơn nữa để mua “uy tín ngắn hạn” cho một chính phủ thân phương Tây. Thứ ba, và thực tế nhất, là để cho Ukraine hướng tới một cuộc trưng cầu hiến pháp, trong đó có việc chia cắt đất nước thành các tiểu bang tự trị.
Đẩy “hòn đá tảng” tài chính Ukraine cho EU oằn lưng gánh vác
Theo báo chí Nga, từ lâu, Moscow đã xa lánh Tổng thống Yanukovich vừa hèn yếu, vừa không đáng tin cậy. Moscow không cần một đồng minh “lá mặt lá trái” như Yanukovich. Sau khi phe đối lập phá vỡ cam kết và tiếm quyền, Liên bang Nga sẽ rút đề nghị mua nợ Ukraine trị giá 15 tỷ USD và các khoản trợ cấp xuất khẩu khí đốt tự nhiên. Moscow sẽ để cho đất nước này phá sản và để mặc cho phương Tây loay hoay chắp vá.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nói rằng Ukraine cần tìm kiếm tiền bạc từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ông Siluanov nói: "Chúng tôi cho rằng điều này sẽ đáp ứng lợi ích của Ukraine, sẽ đưa đất nước trên con đường hướng tới cải cách cơ cấu. Chúng tôi chúc người Ukraine thành công và nhanh chóng ổn định tình hình chính trị-xã hội”.
Siluanov đang giễu cợt Ukraine. Trong 6 năm qua, IMF đã 2 lần đình chỉ các khoản cho vay đã cam kết với Ukraine, sau khi Kiev từ chối cắt giảm tiền lương, lương hưu và tăng giá năng lượng. Nga đã cung cấp một khoản tín dụng khổng lồ không có điều kiện, trong khi tiền phương Tây đòi hỏi các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” mà không chính phủ Ucraina nào có khả năng và dám thực thi.
Sự sụp đổ của Yanukovich khiến cho Nga hơi bối rối, nhưng điều đó không có nghĩa là nước Nga hoàn toàn không có sự lựa chọn. Rất có thể, Nga sẽ áp dụng chiến thuật với Liên minh Châu Âu như quân đội Ai Cập từng áp dụng với chính phủ của tổ chức “Anh em Hồi giáo”: để cho chính phủ này ngập đến tận cổ trong sự hỗn loạn kinh tế-xã hội, rồi mới ra tay lật đổ chính phủ bất lực này.  
Trước mắt, Liên minh Châu Âu có thể cắn răng bỏ ra 15 tỷ USD cho Ukraine (một quan chức Nghị viện Châu Âu nói EU sẵn sàng chi 20 tỷ euro để thúc đẩy công cuộc cải cách ở Ukraine), nhưng chi nhiều hơn nữa thì sẽ vấp phải sự phản đối của nhièu nước thành viên EU.
Nếu Liên minh Châu Âu có một nền kinh tế phát triển tốt thì số tiền nói trên không thành vấn đề. Nhưng Châu Âu lại không được như vậy, sau khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Âu 2011-2012. Tỷ lệ thất nghiệp trong EU đang ở mức trên 12\%  và sản xuất công nghiệp vẫn còn kém 15\% so với trước năm 2008.
Kiên nhẫn chờ cho Châu Âu bỏ cuộc
Trong Liên minh Châu Âu lại có những quan điểm trái ngược về thành viên tiềm năng Ukraine. Một số quốc gia Châu Âu, đặc biệt là Anh, đang khốn khổ vì làn sóng người nhập cư Đông Âu đến từ các nước thành viên mới như Ba Lan, Romania và Bulgaria . Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer đã bị chỉ nặng nề trong năm 2005, sau khi chính sách nới lỏng thị thực của ông đã cho phép một triệu người Ukraine vào Đức, trong đó có một số lượng lớn gái mại dâm và tội phạm. Hiện thời, không ít người Châu Âu nghi ngờ rằng lý do chính khiến người Ukraine muốn nước họ trở thành thành viên EU là muốn rời khỏi tổ quốc nghèo đói “càng nhanh, càng tốt”.
Cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko là một chính khách có vấn đề. Trong những năm giữa thập niên 1990, sau sự sụp đổ của Liên Xô, bà này đã tìm mọi cách vơ vét tài sản và trở thành một trong những đầu sỏ chính trị giàu nhất Ukraine.
Đất nước Ukraine cũng đang có vấn đề về dân số. Nếu tỷ lệ sinh sản 1,3 con trên 1 phụ nữ như hiện nay vẫn được duy trì, đến cuối thế kỷ này dân số Ukraine sẽ giảm từ con số 47 triệu người hiện nay xuống còn 15 triệu.
GDP của Ukraine hiện chỉ vào khoảng 157 tỷ USD, chỉ bằng 1/5 GDP của Thổ Nhĩ Kỳ và ½ GDP của Thụy Sĩ.
Khó có thể nói Ukraina là một quốc gia thuần nhất. Trước khi Chiến tranh thế giới thứ II, ¼ dân số Ukraine là người Do Thái . Người Do Thái cũng chiếm tới 2/5 dân số Odessa. Một phần năm dân số Ukraine, chủ yếu là ở phía đông, là người Nga.
Châu Âu sẽ phải trả giá cho việc ve vãn Ukraine, theo  cách này hay cách khác. Quốc hội Mỹ sẽ không bao giờ chịu chi cho Ukraine 15 tỷ USD tiền hỗ trợ như Nga đã làm mới đây. Mỹ sẽ chỉ hỗ trợ về tinh thần, còn Châu Âu sẽ còng lưng với khoản hỗ trợ vật chất.
Trong khi đó, Moscow sẽ không bao giờ từ bỏ những người nói tiếng Nga bỗng dưng bị biến thành thiểu số ở Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ. Khi các quan chức địa phương ở miền đông Ukraine thành lập lực lượng dân quân, họ có thể dựa vào sự hỗ trợ của các tình nguyện viên vốn là sĩ quan chuyên nghiệp người Nga.
Thời gian sẽ thuộc về bất cứ bên nào có khả năng kiên nhẫn chờ thời,  Suy cho cùng, bên đó chính là Nga, chứ không phải phương Tây.
Minh Đức (theo Asia Times)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phuong-tay-co-the-dinh-bay-cua-nga-o-ukraine-a22939.html