Cận cảnh máy đào hầm "khủng" tại dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đang được lắp đặt


Thứ 2, 07/12/2020 | 11:38


Dự kiến công tác lắp đặt máy đào hầm TBM đầu tiên sẽ hoàn thành vào giữa tháng 1/2021, sau đó kiểm tra và chạy thử trong khoảng 2 tuần để kết thúc vào cuối tháng 1/2021.

Dự kiến công tác lắp đặt máy đào hầm TBM đầu tiên sẽ hoàn thành vào giữa tháng 1/2021, sau đó kiểm tra và chạy thử trong khoảng 2 tuần để kết thúc vào cuối tháng 1/2021.

Mới đây, Ban Quản lý dự án Đường sắt Đô thị Hà Nội (MRB) cho biết  những bộ phận của chiếc máy đào hầm TBM đầu tiên của Tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội đã cập cảng Hải Phòng vào tháng 10/2020, sau đó tiếp tục được chuyển dần tới công trường ga ngầm S9 – Kim Mã trong tháng 11 và lắp ghép từng phần trong tháng 12.

Máy do hãng Herrenkecht (Đức) chế tạo theo công nghệ TBM (Tunnel Boring Machine), có chiều dài hơn 100m, nặng khoảng 850 tấn với bộ phận khiên đào phía trước đường kính 6,55m.

Dự kiến công tác lắp đặt máy TBM thứ 1 sẽ hoàn thành vào giữa tháng 1/2021, sau đó kiểm tra và chạy thử trong khoảng 2 tuần để kết thúc vào cuối tháng 1/2021.

Máy đào sẽ do 20 kỹ sư vận hành, chủ yếu là người Hàn Quốc. Cơ chế hoạt động là chất thải đào được từ phía khiên đầu máy đào được chuyển ra phía sau, sau đó được chuyển lên mặt đất và vận chuyển đến nơi đổ thải.

Theo ông Lê Trung Hiếu, Phó Trưởng Ban MRB: "Chúng tôi rất vui mừng khi nhận được sự quan tâm và ủng hộ của độc giả đối với cuộc thi này. Cho đến nay, tiến độ triển khai thi công đoạn ngầm của dự án Tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội vẫn đang bám sát kế hoạch."

Mỗi robot đào hầm tương tự như dự án Nhổn - Ga Hà Nội có giá trị khoảng 10-15 triệu USD

Sau khi lắp ráp xong, máy TBM sẽ bắt đầu khoan từ ga S9 tới ga S12 – Ga Hà Nội ở cuối đường Trần Hưng Đạo với tổng chiều dài 4km.

Máy có nhiều bộ phận phức tạp như đầu cắt, khiên đào, tay trộn, buồng điều áp, xi lanh đẩy, hệ thống vận chuyển đất thải… nên việc vận chuyển và lắp đặt mất rất nhiều thời gian.

Việc vận chuyển và lắp ráp hoàn chỉnh máy đào kéo dài khoảng 2 tháng. Robot đào hầm TBM sử dụng máy khoan có khiên đào cân bằng áp lực đất EPB (Earth Pressure Balance). Điểm ưu việt của công nghệ EPB là tính ổn định cao, áp dụng các kỹ thuật mới và được đổi mới về công nghệ để đáp ứng các nhu cầu chuyên biệt.

Hiếu Nguyễn

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-canh-may-dao-ham-khung-tai-du-an-duong-sat-nhon---ga-ha-noi-dang-duoc-lap-dat-a348582.html