+Aa-
    Zalo

    Vị công chúa được vua Càn Long yêu thương, cưng chiều bậc nhất

    • DSPL
    ĐS&PL Được sự cưng chiều của phụ hoàng, Hòa Hiếu Công Chúa thường quấn quýt bên vua Càn Long. Thậm chí bà còn được phép có mặt trong các cuộc họp chính sự.

    Được sự cưng chiều của phụ hoàng, Hòa Hiếu Công Chúa thường quấn quýt bên vua Càn Long. Thậm chí bà còn được phép có mặt trong các cuộc họp chính sự. 

    Ảnh minh hoạ.

    Trong cuộc đời của vua Càn Long, Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa là người con được ông cưng chiều nhất. Hoà Hiếu Công Chúa sinh ngày ngày 3/1 (âm lịch) năm Càn Long thứ 40, khi Càn Long Đế đã được 63 tuổi.

    Thân mẫu của bà là Đôn phi - một phi tần người Mãn Châu, xuất thân từ Mãn châu Chính Bạch kỳ, đồng thời cũng là vị phi tần được sủng ái bậc nhất Hậu cung lúc bấy giờ.

    Cộng với việc khi Hòa Hiếu Công Chúa sinh ra, các anh chị của bà nếu không yểu mệnh qua đời sớm thì hầu như đều đã trưởng thành và có cuộc sống riêng.

    Điều này càng làm cho sự kiện Hòa Hiếu ra đời thêm đáng giá. Tử Cấm Thành khô khốc u uất, cần gì hơn ngoài tiếng khóc sinh động của trẻ con.

    Được sự cưng chiều của phụ hoàng, Hòa Hiếu Công Chúa thường quấn quýt bên Càn Long. Thậm chí bà còn được phép có mặt trong các cuộc họp chính sự. Chưa kể, vì quá thương yêu cô con gái út này, mà Càn Long là phá vỡ quy tắc của các lão tổ tông để lại.

    Ông nâng tước vị của Hòa Hiếu Công Chúa từ Hoà Thạc Công Chúa (tước vị dành cho công chúa do các phi tần sinh ra) lên thành Cố Luân Công Chúa (tước vị chỉ dành cho công chúa do Hoàng Hậu sinh ra).

    Ngoài ra, ông còn cho phép Hòa Hiếu dùng kiệu sức vàng, loại kiệu chỉ sau khi xuất giá các Công chúa mới được dùng.

    Hòa Hiếu Công chúa thường được nhận xét là có vẻ ngoài rất giống cha mình, bà được nhận xét là tính cách quyết đoán, và thường giả nam trang tháp tùng Càn Long Đế trong những chuyến đi săn. Thậm chí Càn Long từng nói với Hòa Hiếu rằng: "Nếu con là Hoàng tử, ta chắc chắn sẽ lập con làm Thái tử".

    Tranh vẽ Đôn phi Uông Thị.

    Ngoài Càn Long, Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa còn được một thế lực Hậu cung khác "chống lưng", bảo vệ. Đó chính là Dung phi Hòa Trác Thị.

    Dung phi Hòa Trác Thị lúc bấy giờ là sủng thiếp của Thanh Cao Tông Càn Long đế. Bà xuất thân từ gia tộc rất có uy vọng nên tiếng nói trong Hậu cung cực kỳ lớn. Bà lớn lên ở vùng thảo nguyên, yêu thích tự do bay nhảy, cho đến khi bị gả vào Tử Cấm Thành thì đành trói chặt mình ở nơi đây.

    Với thời niên thiếu như vậy nên bà rất cảm thông với sự nghịch ngợm bất quy tắc của Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa và dành cho vị Công Chúa không phải do mình sinh ra rất nhiều tình cảm.

    Dung phi không có con, nên tình yêu, tình thương bà dành cho Hòa Hiếu Công Chúa không khác gì tình mẫu tử, mãi cho đến khi qua đời.

    Năm Càn Long thứ 53 (1788), Dung phi lâm trọng bệnh khó mà qua khỏi, lúc này hôn lễ của Hòa Hiếu Công Chúa cũng đã đến gần.

    Trước lúc qua đời, Dung phi hạ lệnh đem hết châu báu do bản thân tự cất giữ đem chia cho Hòa Hiếu một phần coi như của hồi môn. Nói là "một phần" chứ thực chất là lên đến hơn 200 kiện nữ trang quý giá.

    Tháng 11 năm Càn Long thứ 54 (1789), Hòa Hiếu Công chúa khi đó 14 tuổi, đã kết hôn với Phong Thân Ân Đức, 15 tuổi, con trai cả của Hòa Thân, một viên quan rất được Càn Long Đế sủng ái và vô cùng nổi tiếng trong lịch sử.

    Sau khi thành hôn, Hòa Hiếu Công chúa phát hiện bố chồng mình là một tham quan kiêu ngạo. Hòa Hiếu nhiều lần nói với chồng rằng: "Cha chàng chịu Hoàng phụ ân trọng, nhưng không biết nghĩ đền đáp, mà chỉ ngày ngày nhận hối lộ, ta thật lo thay cho chàng. Ngày nào đó thân không giữ được, ta ắt cũng bị chàng liên lụy".

    Vào Gia Khánh thứ 4, nơi hậu Càn Long Đế băng hà, Hòa Hiếu mất nơi hậu thuẫn vững chắc nhất. Trong lần đầu tiên Gia Khánh nắm toàn bộ chính quyền, việc đầu tiên ông làm là diệt trừ Hòa Thân. Ngay cả Phong Thân cũng bị bắt giữ, tịch thu tài sản và chờ ngày ra pháp trường. Hòa Gia sụp đổ, Hòa Hiếu Công chúa rơi vào hoảng loạn, ngày đêm rửa mặt bằng nước mắt.

    Ảnh minh hoạ.

    Đến năm Gia Khánh thứ 11 (1806), Hoàng đế Gia Khánh hạ lệnh điều Phong Thân Ân Đức đến Mông Cổ để phục vụ cho quân đội nơi đây. Từ đó, Hòa Hiếu Công Chúa theo chồng về nơi thảo nguyên sinh sống.

    Chẳng được bao lâu thì Phong Thân Ân Đức ngã bệnh, Gia Khánh đế lại hạ lệnh cho phép vợ chồng Công Chúa quay về Bắc Kinh.

    Vậy mà ông trời bạc đãi, vào tháng 5, năm Gia Khánh thứ 15 (1810), Phong Thân Ân Đức qua đời, để lại Hòa Hiếu Công Chúa sống trong cảnh góa phụ, chăm sóc nuôi dạy hai đứa con gái của chồng.

    Vì lẽ đó, khi lâm vào cảnh góa bụa, bà vẫn được anh trai Gia Khánh đế chiếu cố, ban cho rất nhiều bạc vàng. Sống cuộc đời thoải mái, không phải lo lắng gì về tài chính dù cho cơ ngơi của gia đình chồng đã sụp đổ.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-cong-chua-duoc-vua-can-long-yeu-thuong-cung-chieu-bac-nhat-a360531.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan