+Aa-
    Zalo

    Đắk Lắk: Trao yêu thương từ "ATM gạo nghĩa tình"

    ĐS&PL Việc nhân rộng các trạm "ATM gạo nghĩa tình" đã thiết thực giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn phần nào ổn định cuộc sống trước ảnh hưởng của dịch Covid-19.

    Việc nhân rộng các trạm "ATM gạo nghĩa tình" đã thiết thực giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn phần nào ổn định cuộc sống trước ảnh hưởng của dịch Covid-19.

    Đắk Lắk hỗ trợ gạo cho người dân gặp khó khăn.covid-19

    Nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cấp chính quyền, các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm xa gần và nhân dân trên địa bàn, ATM gạo nghĩa tình” ở Đắk Lắk đã chính thức được đưa vào vận hành.

    Với phương châm “ai cần thì lấy - ai có thì góp - ai biết thì cùng làm”, từ ngày 13 - 19/4, hoạt động của "ATM gạo nghĩa tình" ở đường sách cà phê đã hỗ trợ được hơn 6.000 lượt người với trên 20 tấn gạo và hàng nghìn nhu yếu phẩm được phát. 

    Phần lớn những người đến nhận gạo tại các ATM này đều là người đồng bào dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn. Trong nhiều tháng qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hộ hầu như không có việc làm do nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ… tạm thời đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng.

    Những người đến lấy gạo phải thực hiện việc đeo khẩu trang, xếp hàng theo thứ tự, giữ khoảng cách 2m, sử dụng nước sát khuẩn rửa tay để phòng dịch bệnh.

    Ông Phạm Trọng Phát, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Đắk Lắk cho biết, thông qua chương trình này, Hội mong muốn nhiều mạnh thường quân hơn nữa chung tay giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

    Ngoài ra, trong tháng 4/2020, Đoàn cơ sở PC Đắk Lắk cũng phối hợp cùng Chi đoàn báo Đắk Lắk thực hiện chương trình từ thiện, trao tặng 200 suất quà gồm gạo, nhu yếu phẩm, nước xịt khử trùng tay… cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn thuộc buôn Đrang Pốk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn. Kinh phí của chương trình này được trích từ nguồn quỹ do đoàn viên thanh niên trong đơn vị đóng góp.

    Bà H’Bi Mlô, buôn Sang, xã Ea H’Đing, huyện Cư M’Gar năm nay đã hơn 70 tuổi nhưng vẫn phải gồng gánh kiếm tiền để nuôi người con trai hơn 30 tuổi bị khiếm thị bẩm sinh. Ban Tổ chức "ATM gạo nghĩa tình" tới tận nhà trao 10kg gạo, nước mắm và dầu ăn.

    Bà H’Bi Mlô xúc động, cảm ơn Ban Tổ chức và các cấp chính quyền đã quan tâm, hỗ trợ gia đình, giúp bà có thêm nhiều động lực vượt qua giai đoạn khó khăn để chăm lo cho con trai.

    Cách nhà bà H’Bi Mlô không xa, già Y Drơng Niê, cựu chiến binh với hơn 50 năm tuổi Đảng, được trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, do chân bị thương tật, đi lại khó khăn. Ban Tổ chức đã tới tận nhà phát gạo cho già. Xúc động khi được nhận gạo nghĩa tình, già Y Drơng Niê cảm ơn Đảng, Nhà Nước cùng các cấp chính quyền, đơn vị tổ chức đã luôn quan tâm, chăm lo, hỗ trợ đối tượng người có công.

    Có thể nói, mô hình “ATM gạo nghĩa tình” tại Đắk Lắk thực sự là câu chuyện truyền cảm hứng, kết nối các tấm lòng thiện nguyện với nhau và đưa gạo tới tận tay người cần gạo.

    Việc nhân rộng các trạm "ATM gạo nghĩa tình" đã thiết thực giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn phần nào ổn định cuộc sống trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 và trong bối cảnh nông sản trên địa bàn như tiêu, càphê… bị tụt giá.

    Đó còn là câu chuyện về tình người san sẻ với nhau trong lúc khó khăn, về tinh thần “lá lành đùm lá rách," là truyền thống tốt đẹp ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam, đang được dựng xây và lan tỏa nhờ mô hình “ATM gạo nghĩa tình.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dak-lak-trao-yeu-thuong-tu-atm-gao-nghia-tinh-a321610.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan