Đánh giá về thị trường P2P Lending năm 2020 và xu hướng 2021


Thứ 6, 16/04/2021 | 04:27


Cho vay ngang hàng là một loại hình kinh doanh mới, dịch vụ sáng tạo trên nền tảng công nghệ số. Theo đó người đi vay và người cho vay sẽ được kết nối trực tuyến mà không

Cho vay ngang hàng là một loại hình kinh doanh mới, dịch vụ sáng tạo trên nền tảng công nghệ số. Theo đó người đi vay và người cho vay sẽ được kết nối trực tuyến mà không qua các trung gian tổ chức tài chính như ngân hàng. 

Mới xuất hiện trên thế giới hơn 15 năm nay, mô hình này đã tạo ra một kênh cung ứng mới trên thị trường và góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện có những biến tướng khó lường, đòi hỏi người dùng hết sức tỉnh táo để không trở thành nạn nhân của tín dụng đen. 

Chúng tôi đã có buổi trao đổi về nội dung “Đánh giá về thị trường P2P Lending năm 2020 và những dự báo cho năm 2021” từ  CEO của một công ty Fintech.

PV: Xin chào . Ông  đánh giá như nào về thị trường P2P Lending trong năm 2020?

CEO một công ty Fintech: Thị trường P2P năm 2020 là thị trường rất sôi động với sự tham gia của nhiều công ty, trong đó có công ty Việt Nam và những công ty mang yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, một loạt công ty Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam và hoạt động mang tính chất tận thu, không đem lại bền vững cho thị trường. Những doanh nghiệp như chúng tôi rất cảm ơn cơ quan nhà nước đang nỗ lực đưa ra khung pháp lý và đang có lộ trình ra cơ chế sandbox cho thị trường.

Trong thời gian qua có rất nhiều vụ việc vay online có hệ quả đau lòng đối với người vay do có những tổ chức tín dụng đen núp bóng vay online. Việc có rất nhiều đơn vị hoạt động tín dụng đen núp bóng, cách làm của họ là làm thế nào để thu được lợi nhuận, đem lại những hậu quả rất lớn. Người dùng ko thể biết được đơn vị nào uy tín hay ko uy tín. Họ tiếp cận các thông điệp cho vay ở đâu là họ vay ở đó. Khi đó họ rơi vào bẫy lãi suất cao mà họ ko trả đc, chịu những cách đòi nợ rất không văn minh nên dẫn đến những hệ lụy khôn lường.

PV: Ông có lời khuyên đối với những người vay nên tìm những địa chỉ như thế nào để họ có thể vay online một cách an toàn, minh bạch mà vẫn có thể đảm bảo sự tiện lợi, nhanh chóng không?

CEO một công ty Fintech: Hành vi vay tiền trước giờ là những người cần vay nhìn thấy quảng cáo rồi thử vay tiền trên đó. Để có thể đảm bảo an toàn, người dùng có thể thay đổi một chút là khi vay cần biết rằng hiện đang vay ai, công ty nào, công ty có uy tín không, có website không, fanpage chính thức không. Đối với những công ty không có những điều đó thì họ nên tránh xa bởi người dùng có thể vay được thì dễ nhưng trả được mới khó. Nếu được, người vay có thể tìm hiểu thêm về địa chỉ, nhờ bạn bè hay người thân qua khảo sát hoặc nghiên cứu trụ sở, văn phòng giao dịch...

Đơn giản, người vay hãy google tìm hiểu thông tin trên mạng xem công ty đó hoạt động thế nào, đánh giá người dùng ra sao, có các kênh thông tin uy tín nào đưa tin về họ. Nếu có nhu cầu vay thì nên vay khoản nhỏ, ngắn hạn trước rồi mới vay các khoản lớn để tránh việc lãi phí mập mờ, đến lúc trả nợ mới giật mình.

PV: Khi lãi suất ngân hàng ngày càng giảm và các nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch sang đầu tư online, đặc biệt là các ứng dụng fintech, ông đánh giá như thế nào về xu hướng chuyển dịch này?

CEO một công ty Fintech: Việc các nhà đầu tư chuyển dịch sang kênh đầu tư online, đặc biệt là fintech là xu thế tất yếu khi mà lãi suất ngân hàng giảm thì kênh đầu tư mới, đầu tư online sẽ phần nào đáp ứng kỳ vọng lợi nhuận mong muốn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong kênh đầu tư đó. Khi mà các công ty fintech không làm minh bạch được thì sẽ tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư. Do đó, việc làm thế nào để có sự minh bạch hơn cho nhà đầu tư là vô cùng quan trọng để giúp cho nhà đầu tư có thể nhìn nhận chuẩn xác và có đầu tư chính xác.

Để tạo được sự minh bạch, những đơn vị fintech cần có đăng kí kinh doanh rõ ràng, những người đại diện pháp luật và công khai minh bạch những cơ chế, chính sách dành cho cả nhà đầu tư và người vay. Bên cạnh đó cơ chế báo cáo tài chính, kiểm toán cũng cần được thực hiện sớm.

Xã hội - Đánh giá về thị trường P2P Lending năm 2020 và xu hướng 2021
PV: Ông đánh giá như nào về thị trường P2P trong năm 2021?

CEO một công ty fintech: Năm 2021 sắp tới theo lộ trình của chính phủ sẽ đưa ra cơ chế thử nghiệm Sandbox. Lúc đó thị trường sẽ minh bạch hơn, những công ty thực sự làm P2P Lending sẽ rõ ràng, ko bị mập mờ giữa những công ty hoạt động núp bóng P2P. Khi đó thị trường sẽ trong sạch hơn và những nhà đầu tư hoặc người vay có cơ sở và thông tin để lựa chọn những kênh đầu tư hoặc cho vay uy tín.

Trở thành nhà đầu tư và người dùng thông thái, hãy lựa chọn những công ty với sự minh bạch, rõ ràng và được những đơn vị uy tín khuyên dùng.

Ánh Nguyệt

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/danh-gia-ve-thi-truong-p2p-lending-nam-2020-va-xu-huong-2021-a352869.html