Kỳ công quy trình chế tác trâu vàng Tết Tân Sửu


Thứ 5, 14/01/2021 | 07:48


Bộ sưu tập trâu vàng mừng Xuân Tân Sửu vừa ra mắt đã gây sức hút bởi sự tinh xảo và khéo léo. Đằng sau những mẫu quà tặng ý nghĩa

Bộ sưu tập trâu vàng mừng Xuân Tân Sửu vừa ra mắt đã gây sức hút bởi sự tinh xảo và khéo léo. Đằng sau những mẫu quà tặng ý nghĩa đó là cả một quy trình chế tác tỉ mỉ với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân Việt.

Đam mê với nghề "tỉ mỉ, dày công, tốn sức"

Đặt chân đến xưởng chế tác của thương hiệu Golden Gift Việt Nam, không khó để nhận ra không khí tất bật của các nghệ nhân đang chế tác quà tặng kịp tiến độ mừng năm mới. Với bộ sưu tập trâu vàng được chế tác hoàn toàn thủ công, mỗi công đoạn đều được những người thợ tỉ mỉ, cẩn trọng tạo từng đường nét.

Ông Quang Tú, đại diện thương hiệu cho biết, việc chế tác đòi hỏi người thợ phải cực kỳ kiên trì và khéo léo, dồn hết cả tâm huyết vào sản phẩm. 

"Mỗi công đoạn là cả quá trình cần sự tỉ mỉ, yêu cầu cao về kỹ thuật, cũng như đòi hỏi kinh nghiệm, cảm nhận chính xác để tạo nên những bức tranh, tượng có hồn. Đây chính là sự khác biệt mà chỉ những người thợ lành nghề mới làm được, không máy móc nào có thể thay thế. Vì chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến sản phẩm bị hỏng", ông Tú nói.

Quy trình chế tác tượng trâu vàng có hàng chục công đoạn nhưng có thể chia ra làm 3 giai đoạn chính gồm: Thiết kế - chế tác - hoàn thiện. Trong đó, khâu thiết kế và chế tác mất nhiều thời gian và công sức nhất.

"Để tạo được điểm khác biệt trong thiết kế, chúng tôi phải tham khảo nhiều ý kiến của chuyên gia phong thủy, chuyên gia văn hóa để hợp với bản sắc văn hóa Việt, đồng thời có các mẫu tượng độc đáo và ý nghĩa. Công đoạn này mất cả năm trời để thực hiện", ông Tú chia sẻ thêm.

Xã hội - Kỳ công quy trình chế tác trâu vàng Tết Tân Sửu

Sau khi thiết kế 3D, các mẫu tượng được in sáp để nhìn tổng thể về tượng, có thể chỉnh sửa những chi tiết thừa. Sau đó, nghệ nhân sẽ tiến hành đúc đồng. 

Sau khâu thiết kế, các nghệ nhân sẽ bắt đầu tạo mẫu sáp tượng Trâu. Đây là công đoạn khó, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm để tạo hình ảnh linh vật trâu có hồn, cảm xúc phù hợp. Công đoạn tạo khuôn và đúc thử  sau đó lại đòi hỏi công nghệ và bí quyết đúc riêng để tạo nên sản phẩm đẹp với đường nét, hoa văn sắc sảo.

Sau khi đúc đồng, người thợ phải mất thêm nhiều công đoạn xử lý bề mặt, làm bóng, tạo nhám… để đảm bảo độ sắc nét cho sản phẩm

Khi đã đúc xong, khâu làm nguội và xử lý bề mặt đòi hỏi người thợ cần tỉ mỉ, cần mẫn đánh bóng, tạo nhám, chỉnh lông, cắt gọt các góc... để có được tượng trâu đẹp và chỉn chu nhất, chuẩn bị cho khâu mạ vàng.

Để đảm bảo độ bám vàng tốt nhất, đội ngũ kỹ thuật sẽ mạ thêm một lót đồng
Sau khi mạ lót đồng, tùy theo loại sản phẩm, chất liệu khác nhau, tượng thường được phủ thêm một lớp lót kim loại quý.

Chia sẻ sâu hơn về công đoạn quan trọng này, ông Tú cho biết: "Để tạo được sắc vàng lấp lánh, đều màu, bóng đẹp và bền mãi với thời gian, chúng tôi sử dụng công nghệ mạ điện phân tiên tiến. Sau khi mạ, bề mặt của tượng không bị mờ các chi tiết, hoa văn... Đây cũng là thế mạnh về công nghệ mà Golden Gift Việt Nam sở hữu gần 10 năm nay.”

Công nghệ điện phân được áp dụng trong khâu mạ vàng, mang đến sắc vàng lấp lánh, đều màu, bền mãi với thời gian.

Sau khâu chế tác, công đoạn hoàn thiện được tiến hành nhanh chóng với việc sấy khô tượng từ 12-24 tiếng rồi phủ một lớp sơn đặc biệt, bảo vệ lớp vàng khỏi sự tác động của môi trường bên ngoài.

Phát triển nghệ thuật chế tác quà tặng thủ công ở Việt Nam

Mặc dù trải qua nhiều công đoạn với những yêu cầu khắt khe, nhưng với lòng đam mê, bàn tay khéo léo cùng việc áp dụng công nghệ tiên tiến đã giúp các nghệ nhân của Golden Gift Việt Nam tạo nên nhiều mẫu quà tặng đẹp mắt, có giá trị.

Một số mẫu trâu vàng trong bộ sưu tập năm nay

Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường quà tặng “ nhập nhèm” về nguồn gốc, những sản phẩm “made in Việt Nam” như một bảo chứng về chất lượng, mang giá trị chế tác, nghệ thuật cao.

Xã hội - Kỳ công quy trình chế tác trâu vàng Tết Tân Sửu (Hình 7).

Những quà tặng thủ công mạ vàng đẹp mắt thu hút sự chú ý của khách hàng

“Bộ tượng đặc trưng cho từng năm  không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn giữ gìn nét văn hóa truyền thống, tôn vinh tài hoa của những nghệ nhân Việt. Đây cũng là cách để phát triển nghề chế tác thủ công ở nước ta, hướng đến một tương lai xa hơn, vươn tầm quốc tế với những quà tặng tinh xảo, sang trọng và đẳng cấp, gắn với thương hiệu nước nhà”, ông Tú nói.

Được biết, giá bán của các quà tặng trong bộ sưu tập giao động từ 4,5 đến 35 triệu đồng. Dù có giá không rẻ nhưng hiện tại, rất nhiều công ty, doanh nghiệp đã đặt trước với số lượng lớn để biếu tặng trong dịp Tết Tân Sửu.

Hà Lan

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-cong-quy-trinh-che-tac-trau-vang-tet-tan-suu-a352653.html