Rối loạn thần kinh thực vật có phải là căn bệnh 'giả vờ'


Thứ 5, 07/05/2020 | 08:57


(ĐS&PL) Rối loạn hệ thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm - hai hệ thần kinh này có tác dụng điều khiển các hoạt động

(ĐS&PL) Rối loạn hệ thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm - hai hệ thần kinh này có tác dụng điều khiển các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, không chịu chi phối của não bộ. Rối loạn thần kinh thực vật gây ra các triệu chứng biểu hiện của hệ cơ quan như tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, nội tiết… Tuy rối loạn thần kinh thực vật không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người bệnh.

Dấu hiệu dễ nhận biết của rối loạn thần kinh thực vật

Các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật thường là các triệu chứng cơ năng tùy vào giai đoạn bệnh như:

- Đau đầu do rối loạn vận mạch khi thời thiết thay đổi, giảm trí nhớ, giảm sự chú ý, thiếu ngủ

- Lo âu nhiều khi buồn không rõ nguyên nhân...

- Hoa mắt chóng mặt

- Cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đau ngực, nghẹt thở vùng ngực , dễ ngất xỉu

- Rối loạn tiêu hóa do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày như ăn nhanh no, dễ bị tiêu chảy, đầy hơi, hoặc có thể táo bón...

- Rối loạn tiểu tiện

- Rối loạn tiết mồ hôi

- Rối loạn kinh nguyệt ở nữ, xuất tinh sớm ở nam giới, giảm ham muốn tình dục...

- Ngoài ra các biểu hiện như đau nhức xương khớp rụng tóc, khô da, các mạch ngoài da bị co giãn cũng là những dấu hiệu có thể gặp ở người bị rối loạn thần kinh thực vật.

Xã hội - Rối loạn thần kinh thực vật có phải là căn bệnh 'giả vờ'

Bác sĩ Lê Hùng bốc thuốc cho bệnh nhân

Nguyên nhân của rối loạn thần kinh thực vật

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật. Ngoài rối loạn di truyền có thể gây ra bệnh thì còn phải kể đến các nguyên nhân đặc trưng như:

- Các bệnh tự miễn (hội chứng Sjogren và Lupus ban đỏ hệ thống). Rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể được gây ra bởi một cuộc tấn công hệ miễn dịch

- Do tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị, chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống.

- Những biến đổi do tuổi hay bệnh lý của những cơ quan chi phối mà khả năng sẵn sàng hoạt động chức năng đã bị suy giảm hay những biến đổi bất thường như: bệnh đái tháo đường, một số bệnh truyền nhiễm do tác động của virus... cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn thần kinh thực vật, dần dần có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể.

- Do tâm sinh lý bị rối loạn

- Do các bệnh thoái hóa hệ thần kinh

- Do tiếp xúc với hóa chất độc hại

Điều trị rối loạn thần kinh thực vật như thế nào?

Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu là điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu những rối loạn thần kinh thực vật chưa tìm được nguyên nhân thì không có cách để chữa trị triệt để. Hiện nay, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa mất ngủ, các loại thuốc làm giảm tiết mồ hôi, điều chỉnh co thắt bàng quang để chữa rối loạn tiểu tiện...

Bác sĩ Lê Đình Hùng ( chủ nhiệm Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Lê Hùng, địa chỉ số 100 ngõ 80, Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết : “ Bệnh rối loạn thần kinh thực vật hay còn gọi là rối loạn thần kinh tim hay cường giao cảm, căn bệnh này không gây tổn thương thực thể nào ở tim nhưng lại thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như mắc bệnh tim thật sự. Tùy với cơ địa của từng người mà căn bệnh này biểu hiện lại khác nhau trên các hệ cơ quan như tim mạch, nội tiết, tiêu hóa, thận- tiết niệu... Vì tính chất của bệnh không quá nghiêm trọng nên người bệnh không nên quá lo lắng, thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của các bác sĩ có chuyên môn. Tuy nhiên thực tế hiện nay việc điều trị cho bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật vẫn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao do một vài nguyên nhân như bệnh nhân và gia đình chưa nhận thức đúng được căn bệnh mình gặp phải, nghi ngờ chẩn đoán của bác sĩ, với các thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm không được sử dụng dài ngày, thuốc chống loạn nhịp khi sử dụng lâu dài sẽ có tác dụng phụ đi kèm nên bệnh tái phát thường xuyên. Bởi vậy hướng đi điều trị bằng Đông Y được coi là giải pháp an toàn, hiệu quả, lâu dài cho bệnh nhân. Với các triệu chứng rối loạn thần kinh tim, thế mạnh của Đông Y là trấn tĩnh, an thần, giải lo âu,ổn định nhịp tim bằng cách sử dụng các thảo dược tự nhiên an toàn không tác dụng phụ. Một số vị thuốc của Đông Y đã được chứng minh có hiệu quả tốt trong điều trị như Đan sâm, Đương quy, Đinh lăng, Xuyên khung, Táo nhân, Viễn chí, Thục địa, Địa long...”

Thành phần của sản phẩm “Kiện não hoàn Plus” có tác dụng như thế nào?

Bằng cách vận dụng khéo léo các loại thảo dược Đông Y quý hiếm có tác dụng trấn tĩnh, an thần, bảo vệ tế bào cơ tim, ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, giảm nhịp tim, giảm tình trạng lo lắng căng thẳng, Bác sĩ Lê Đình Hùng (chủ nhiệm Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Lê Hùng, địa chỉ số 100 ngõ 80, Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội) đã bào chế thành công sản phẩm “Kiện não hoàn Plus”. Khi được sử dụng cho những người bị rối loạn thần kinh thực vật, sản phẩm “Kiện não hoàn Plus” được đánh giá hiệu quả cao và an toàn. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích những thành phần có trong Kiện não hoàn Plus:

Đan Sâm hay còn gọi Huyết Sâm, Tử đan sâm là một vị thuốc quý giúp cải thiện tuần hoàn máu, tiêu cục máu đông, ngăn xơ vữa mạch, an thần. Có nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy đan sâm có tác dụng kéo dài thời gian sống trong điều kiện thiếu oxi. Acid Salvianolic trong Đan sâm được chứng minh có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu, giảm hình thành cục máu đông, làm tan huyết khối, bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương thiếu máu, điều hòa huyết áp, đường huyết, chống nhồi máu cơ tim. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Hoshi, Tokyo, Nhật Bản, hoạt chất tanshinone II trong đan sâm có tác dụng giãn tiểu động mạch và mao mạch giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn và giảm tình trạng ứ huyết, ngăn ngừa xơ vữa cũng như tổn thương tim, chống oxy hóa, chống viêm, ngăn chặn rối loạn nhip tim. Theo Y học cổ truyền, Đan sâm có tính bổ gan, bổ máu, hoạt huyết, hóa ứ, điều kinh, trục huyết ứ, bài nùng sinh cơ, thanh nhiệt, trừ phiền. Có câu “ Nhất vị Đan sâm ẩm, công đồng Tứ vật thang” nghĩa là Đan sâm có tác dụng ngang bằng bài thuốc “Tứ vật thang” – bài thuốc kinh điển bổ huyết, điều huyết. Đan sâm được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả tốt trong việc điều trị chứng huyết ứ.

Đương quy chứa nhiều loại tinh dầu và các loại vitamin rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu, giảm đau, chống viêm, an thần, tăng chức năng miễn dịch, bảo vệ gan, kháng khuẩn, phòng chống thiếu vitamin E, nhuận tràng. Dịch ngâm của Đương quy qua nghiên cứu cho thấy có tác dụng làm tăng huyết sắc tố và hồng cầu, tác dụng này có quan hệ tới hàm lượng vitamin B12 và acid folic trong Đương quy. Theo Y học cổ truyền, Đương quy có tác dụng điều khí nuôi huyết,giảm đau, nhuận tràng, chủ trị huyết hư, chóng mặt, có mặt trong hầu hết các bài thuốc bổ huyết, dưỡng huyết.

Thông đất là một trong những thảo dược quý có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa teo não, cải thiện tình trạng sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, bồi bổ khí huyết. Vào năm 1948, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu phát hiện hoạt chất hupeine A có trong cây thông đất có tác dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh và tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh. Theo Y học cổ truyền, Thông Đất có tác dụng bồi bổ khí huyết,hoạt huyết, khu phong trừ thấp, thư cân (giãn cơ).

Đinh lăng hay còn gọi là Nam Dương Sâm , chứa rất nhiều saponin giống như sâm và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Theo nghiên cứu tại Trung tâm Sâm và dược liệu TP. HCM (2000-2007) đã chỉ ra đinh lăng có tác dụng dược lý tương tự sâm, giúp tăng thể lực, chống stress, kích thích các hoạt động của não bộ, giải lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch. Theo Y học cổ truyền, rễ đinh lăng có tác dụng bổ 5 tạng, tiêu thực, giải độc, bổ huyết, là dược liệu chữa hư nhược cơ thể, gầy yếu, tiêu hóa kém.

Táo nhân hay còn gọi là Toan táo nhân, chứa nhiều Saponin có tác dụng an thần, gây ngủ. Ngoài ra còn là vị thuốc Đông Y giảm đau, hạ nhiệt, hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim Theo y học cổ truyền có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ trung ích khí, tiêu viêm, chỉ hãn, trị huyết hư, tâm phiền, kinh sợ, mất ngủ, hồi hộp, hay quên, mồ hôi trộm, mồ hôi tự ra

Thục địa có tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp, bảo vệ gan, cường tim, kháng viêm, lợi tiểu, chống chất phóng xạ, chống nấm. Theo Y học cổ truyền là vị thuốc quý chủ yếu để bổ thận, bổ huyết, là thuốc tốt nhất để dưỡng âm, có tác dụng tư âm, sinh tân, chỉ khát, dưỡng âm, bổ huyết, hỗ trợ lưu thông máu, dùng có tác dụng điều kinh bổ huyết, sinh tinh, làm cơ thể tráng kiện.

Xuyên khung có thành phần chủ yếu là tinh dầu có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh trung ương, làm giãn mạch máu ngoại vi, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu oxy ở tim, hạ áp, tăng lưu lượng máu não,làm giảm phù não do đó có tác dụng phòng thiếu máu não và chứng đau nửa đầu nhờ tác dụng của các thành phần tinh dầu, ức chế hình thành cục máu đông, an thần. Theo Y học cổ truyền có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, hành khí, trừ phong, giảm đau, là vị thuốc điều kinh, dưỡng huyết, chữa đau đầu cảm mạo, phong thấp nhức mỏi.

Địa long hay còn gọi là Thổ Long, Địa long tử chứa Allolobophor, các axitamin có tác dụng hạ nhiệt, an thần, giãn mạch, chống co giật, chống hình thành huyết khối, giải nhiệt, chống thiếu máu não. Theo Y học cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt, trấn phong, lợi tiểu, giải độc, là vị thuốc hỗ trợ trong các trường hợp tăng huyết áp, nhức đầu, đau nhức do phong thấp, động kinh, co giật, liệt nửa người...

Đáp ứng yêu cầu của độc giả , chúng tôi xin cung cấp địa chỉ :

- Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Lê Hùng

- Địa chỉ số 100 ngõ 80, Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Để được tư vấn trực tiếp, quý độc giả vui lòng liên hệ theo số điện thoại:

-Hotline: 02463292166/ 0965.149.128/ BS.Hùng:0906.281.013

H. Lan

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/roi-loan-than-kinh-thuc-vat-co-phai-la-can-benh-gia-vo-a322421.html