Văn hoá và quy tắc dùng đũa của người Nhật Bản


Thứ 2, 15/06/2020 | 04:18


Đôi đũa không chỉ là vật được sử dụng trong truyền thống ăn uống mà còn trở thành nét đẹp trong văn hóa ẩm thực phương Đông.

Đôi đũa không chỉ là vật được sử dụng trong truyền thống ăn uống mà còn trở thành nét đẹp trong văn hóa ẩm thực phương Đông. Tại Nhật Bản, đôi đũa mang những nét đặc trưng riêng và độc đáo chỉ có trong văn hoá ăn uống của đất nước mặt trời mọc.

Đôi đũa trở thành văn hoá ẩm thực của Nhật

Người ta cho rằng, đũa được truyền từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ thời nhà Đường, và qua nhiều thế kỷ, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người dân xứ Phù Tang.

Theo Khổng Tử, đũa tượng trưng cho sự thanh cao và lòng nhân từ

Theo quan niệm Á Đông, dao, dĩa có liên quan đến bạo lực và binh đao, thể hiện sự độc ác, chết chóc nên người dân kiêng không dùng trong bữa ăn. Trong khi đó, đũa tượng trưng cho sự thanh cao và lòng nhân từ. Hơn nữa, ở những nước này, các món ăn thường được chế biến thành những miếng nhỏ vừa miệng, thích hợp với dùng đũa và không cần đến dao để cắt thức ăn.

Đũa trong tiếng Nhật được gọi là ‘hashi’, cũng có thể được hiểu là cây cầu bắc qua sông. Nguyên gốc của từ ‘hashi’ được sử dụng để chỉ việc kính dâng lễ vật lên các vị Thần – nối liền cuộc sống ấm no của con người với các Đấng Tối cao.

Quy tắc dùng đũa trong bữa ăn của người Nhật

So với đũa Trung Quốc, Việt Nam… đôi đũa của người Nhật Bản ngắn hơn và dễ sử dụng hơn. Đũa có đầu nhọn, thường làm từ gỗ sơn mài, được trang trí với nhiều họa tiết vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. 

Đặc biệt, đũa Nhật thường được phân biệt bằng màu sắc. Phụ nữ thường dùng đũa màu đỏ tươi trong khi đũa đàn ông thường là màu đen. Bởi vậy người Nhật thường dùng một bộ đũa gồm hai đôi, một màu đen, một màu đỏ làm quà cưới cho những đôi vợ chồng trẻ.

Ngoài ra, người Nhật đặc biệt chú trọng đến chiều dài của chiếc đũa: đũa của chồng thường dài hơn của vợ, đũa của bố mẹ dài hơn con cái, đũa của anh dài hơn của em… Một điều thú vị khác là người Nhật có tục lệ: những người đi cắm trại hay picnic sau khi dùng đũa xong phải bẻ đôi đũa để tránh ma quỷ lợi dụng những đôi đũa đó làm điều xấu.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là đất nước có nhiều quy tắc nhất trong việc dùng đũa. Một vài quy tắc cơ bản có thể điểm qua đó là: không gác đũa trên chén bát, không đưa đũa qua lại hay chạm vào thức ăn nếu bạn không có ý định gắp, không dùng đầu đũa còn lại để gắp thức ăn, không đưa đồ ăn lên quá cao, cầm đũa trước khi nhấc chén bát lên, không gắp thức ăn đưa thẳng lên miệng…

Đôi đũa trong văn hoá quà tặng của người Nhật

Bên cạnh giá trị sử dụng của các món quà, quà tặng của người Nhật còn mang tính biểu trưng rất cao, như: quà tặng là xôi đậu đỏ biểu trưng cho sự may mắn, tốt lành. Người Nhật cũng rất thích tặng nhau đũa, vì trong nhận thức của họ, đũa lúc nào cũng có đôi có cặp. 

Hơn nữa, đũa còn có ý nghĩa là “gắp lấy”, người Nhật hình tượng hóa lên với ý nghĩa rằng với đôi đũa họ sẽ “gắp lấy” được những điều tốt đẹp trong cuộc sống như sẽ được lấy một cơ hội tốt, lấy một nghề nghiệp tốt, lấy một người yêu tốt… Chính vì vậy, đôi đũa dần trở thành món quà rất phổ biến tại xứ sở hoa anh đào.

Tặng đũa cũng là mong người nhận có thể đón nhận hay “gắp lấy” những điều tốt lành

Ông Lê Tân Việt – đại diện Royal Gift chia sẻ: “Với những ý nghĩa tốt lành, tặng đũa cho người Nhật là ý tưởng hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nếu bạn muốn quà tặng mang tính kỷ niệm, lưu niệm ý nghĩa và sang trọng thì nên tặng đũa có chất liệu quý, ví dụ như tranh đũa mạ vàng gắn hoa mai” .

Tặng tranh đôi đũa cho người Nhật Bản cũng chính là thể hiện thành ý tốt lành của người nhận khi bạn đã dày công tìm hiểu về văn hoá và sở thích của người Nhật. Chắc chắn những vị khách Nhật khó tính cũng phải ngạc nhiên thích thú trước món quà bất ngờ mà đầy thú vị này.

Nguyễn Tuyền

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/van-hoa-va-quy-tac-dung-dua-cua-nguoi-nhat-ban-a327210.html