+Aa-
    Zalo

    Con Cưng tung hàng hàng chục giấy chứng nhận để chứng minh "trong sạch"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau động thái rút thông báo treo thưởng 1 tỷ đồng cho người phát hiện Con Cưng nhập hàng không chính hãng, doanh nghiệp này tiếp tục tung ra hàng loạt giấy chứng nhận nhà

    Sau động thái rút thông báo treo thưởng 1 tỷ đồng cho người phát hiện Con Cưng nhập hàng không chính hãng, doanh nghiệp này tiếp tục tung ra hàng loạt giấy chứng nhận nhà phân phối chính hãng.

    Thông báo được phát đi vào tối 6/8 của Công ty CP Con Cưng (Con Cưng) khẳng định: “Con Cưng đã và đang nỗ lực mang tới những sản phẩm có chất lượng tốt, hướng tới sự hài lòng của bố mẹ và nụ cười trong trẻo của bé thơ”.

    Đính kèm thông báo này, doanh nghiệp đưa ra nhiều giấy tờ, bằng chứng từ các thương hiệu, nhãn hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh, xác nhận Con Cưng là công ty phân phối, bán hàng của đơn vị.

    Danh sách cập nhật các thương hiệu xác nhận mà Con Cưng đưa ra gồm 3 nhóm hàng, là tã, sữa, thực phẩm; nhóm đồ dùng và nhóm hóa mỹ phẩm.

    Ở nhóm tã, sữa và thực phẩm, có 26 thương hiệu xác nhận Con Cưng là công ty phân phối và bán hàng chính hãng của họ. Các đơn vị điển hình như Công ty TNHH Nestle Việt Nam, Mead Johnson Nutrition VN, Friso, Dutch Lady, Morigana, Goon, Goon Friend, Chuchubaby...

    Đại diện Con Cưng cho biết việc cung cấp chứng nhận nhà phân phối chính hãng nhằm khẳng định lại một cách rõ ràng về chất lượng hàng hóa. Ảnh: Kinh tế & Đô thị

    Thương hiệu sữa Meiji khiến nhiều người nghi ngờ về nguồn gốc thời gian qua cũng lên tiếng. Giám đốc Công ty CP Sóng Thần Hà Nội - đơn vị nhập khẩu xác nhận, Con Cưng là đơn vị phân phối chính hãng các sản do công ty này cung cấp, gồm: thực phẩm bổ sung dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú Meiji Mama Milk, sản phẩm dinh dưỡng công thức Meiji cho trẻ 0-12 tháng và 1-3 tuổi.

    Ở nhóm sản phẩm là đồ dùng, Con Cưng cung cấp giấy xác nhận của 3 thương hiệu Dr Brown's, Pigeon và Spectra. Nhóm hóa mỹ phẩm, các thương hiệu D-nee, Greenfinger và Johnson Baby cũng đã xác nhận đang cung ứng hàng chính hãng cho Con Cưng.

    Theo tìm hiểu của VnExpress, hiệu lực của một số giấy chứng nhận thực ra có từ thời điểm hai bên ký hợp tác (trước khi xảy ra sự cố nghi vấn). Trong khi đó, một vài trường hợp như Công ty TNHH Kimberly Clark Việt Nam cho biết Con Cưng là đối tác được ủy quyền bán lẻ các sản phẩm nhãn hiệu Huggies và Kotex từ năm 2012, nhưng giấy chứng nhận mới ký vào ngày 1/8.

    Trả lời câu hỏi của VnExpress về lý do lựa chọn thời điểm này để công bố chứng nhận bán hàng chính hãng, bà Nguyễn Hồng Liễu – Trưởng bộ phận Pháp lý hành chính của Con Cưng cho hay, khi khủng hoảng xảy ra, doanh nghiệp này chỉ cung cấp bộ chứng từ nhập khẩu và xác nhận của nhà sản xuất tại Thái Lan để xác minh nguồn gốc và chất lượng của lô hàng quần áo trẻ em. Trong thời gian thanh tra của phía quản lý thị trường, doanh nghiệp này nhận thấy cần chia sẻ thêm thông tin nên đồng loạt thực hiện việc này với các nhà cung cấp.

    “Con Cưng sẽ có đầy đủ giấy chứng nhận bán hàng chính hãng từ các nhà cung cấp trong tuần này”, bà Liễu nói và nhấn mạnh việc doanh nghiệp này muốn khẳng định rõ ràng về chất lượng hàng hóa bày bán tại hệ thống 349 siêu thị.

    Trước đó, khách hàng đã có khiếu nại về việc sản phẩm của Con Cưng có dấu hiệu cắt mác cũ của sản phẩm để thay thế bằng nhãn mác "Made in Thailand" và thương hiệu của đơn vị này.

    Ngày 22/7, cục Quản lý thị trường - bộ Công Thương phối hợp với chi cục Quản lý thị trường TP.HCM đồng loạt kiểm tra 3 siêu thị Con Cưng trên địa bàn TP.HCM.

    Con Cưng đưa ra hàng loạt giấy chứng nhận nhà phân phối chính hãng. Ảnh: Dân trí

    Nội dung buổi kiểm tra để làm rõ việc có hay không hệ thống siêu thị, cửa hàng Con Cưng cắt nhãn mác cũ, thay mác "Made in Thailand".

    Ngày 30/7, đoàn kiểm tra của bộ Công Thương đã công bố quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đối với công ty Cổ phần Con Cưng (chủ đầu tư hệ thống cửa hàng, siêu thị Con Cưng).

    Bước đầu, đoàn kiểm tra chỉ ra 7 sai phạm của Con Cưng bao gồm: Kinh doanh hàng hóa nhập khẩu nhưng tại thời điểm kiểm tra chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ; Kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi sản xuất trong nước "Made in Vietnam" nhưng ngôn ngữ trình bày về xuất xứ hàng hóa không bày bằng tiếng Việt; Kinh doanh hàng hóa có giấy dán mang nội dung đè lên nhãn gốc; Kinh doanh hàng hóa là túi nilon sử dụng công nghệ Đức nhưng không ghi xuất xứ hàng hóa.

    Ngoài ra, đơn vị này còn kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm ghi trên nhãn không thể hiện số công bố lưu hành; Kinh doanh nhiều loại hàng hóa mang nhãn không ghi đầy đủ thông tin theo quy định; Thực hiện nhiều chương trình khuyến mại nhưng không xuất trình được giấy tờ tại thời điểm kiểm tra.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/con-cung-tung-hang-hang-chuc-giay-chung-nhan-de-chung-minh-trong-sach-a239377.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan