+Aa-
    Zalo

    Công ty Trung Quốc cho phép nhân viên "nghỉ phép theo tâm trạng" khiến dân mạng không khỏi ghen tị

    (ĐS&PL) - Sau khi được công ty phê duyệt, cô gái chụp ảnh lá đơn, đăng trên mạng xã hội và thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, đa số bày tỏ sự ngạc nhiên. Nhiều người bình luận nói ghen tị.

    Người phụ nữ đến từ Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, phía đông nam Trung Quốc, đã kể về quá trình xin nghỉ phép bất thường của cô trong một clip lan truyền trực tuyến.

    Cô nộp đơn xin nghỉ phép với lý do: "Ở Hàng Châu không có tuyết và tôi cảm thấy rất buồn". Sau khi được công ty phê duyệt, cô gái chụp ảnh lá đơn, đăng trên mạng xã hội và thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, đa số bày tỏ sự ngạc nhiên.

    Người phụ nữ nói với Riverside Video: "Công ty chúng tôi luôn đề xuất 'nghỉ phép theo tâm trạng'. Sếp của chúng tôi đã nói rõ rằng, họ có thể yêu cầu nghỉ phép kiểu này bất cứ lúc nào mà không ảnh hưởng đến lương hoặc tiền thưởng hiệu suất".

    Công ty này còn cung cấp nhiều hình thức nghỉ phép độc đáo khác như Ngày Phụ nữ và thậm chí cả Ngày Trẻ em, bên cạnh các kỳ nghỉ truyền thống dành cho đám cưới và tang lễ.

    Trong một tin nhắn trước đó, CEO của công ty cho biết: "Nhân viên có quyền nói không với sếp của mình. Ở đây nếu nhân viên không hài lòng có thể trực tiếp nghỉ phép".

    cong ty trung quoc cho phep nhan vien nghi phep theo tam trang khien dan mang khong khoi ghen ti
    Công ty Trung Quốc cho phép nhân viên "nghỉ phép theo tâm trạng". Ảnh: Znews.

    Chính sách này đã khiến nhiều người trên mạng xã hội thích thú, thậm chí một số còn bày tỏ sự ghen tỵ.

    Một người bình luận: "Người sếp này thực sự rất khôn ngoan. Để nhân viên làm việc với tâm trạng không tốt có thể dễ dẫn đến sai sót, tổn thất cho công ty".

    "Hãy trân trọng công ty và ông chủ như vậy. Trên đời này không thiếu lý do để nghỉ phép, nhưng lại thiếu một người sếp hiểu và cho phép quyền tự do đó", người khác nhận xét.

    Ở Trung Quốc, văn hóa làm việc 996 (từ 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày mỗi tuần) khá phổ biến. Đây là cường độ làm việc cao so với chuẩn thông thường, khiến người lao động cảm thấy căng thẳng, thậm chí kiệt sức.

    Sức khỏe tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của người lao động. Đã xuất hiện những trào lưu "phản công việc" trong giới trẻ nước này, điển hình nhất là "nằm thẳng" hay "nằm yên, kệ đời" xuất hiện từ sau đại dịch COVID-19.

    Trong bối cảnh đó, các công ty có phúc lợi tốt được chú ý nhiều hơn.

    Tháng 3/2023, Pang Donglai, một nhà bán lẻ, tuyên bố sẽ tặng thưởng 5.000-8.000 nhân dân tệ (700-1.100 USD) cho những nhân viên khiếu nại khi cảm thấy bị đối xử bất công trong quá trình làm việc.

    Họ được phép làm việc dưới 40 giờ một tuần và có ít nhất 30 ngày phép trong năm, gấp ba lần so với chuẩn trung bình của Trung Quốc.

    Chính sách trên khiến nhiều người cảm thấy phấn khởi, đặc biệt khi nó được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

    Như Quỳnh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cong-ty-trung-quoc-cho-phep-nhan-vien-nghi-phep-theo-tam-trang-khien-dan-mang-khong-khoi-ghen-ti-a608589.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan