+Aa-
    Zalo

    Giải mã bí ẩn về “hố địa ngục” có thể hút mọi vật xung quanh tại hồ Berryessa

    (ĐS&PL) - Nằm trong lòng hồ Berryessa (California, Mỹ), “hố địa ngục” Glory Hole sâu hun hút kéo theo luồng nước xoáy xuống bên dưới khiến nhiều người không khỏi sợ hãi.

    “Hố địa ngục” trong lòng hồ Berryessa (California, Mỹ) được biết đến rộng rãi kể từ năm 2017, khi những người đi bơi phát hiện ra và quay lại. Sau khi đăng tải, đoạn video nhanh chóng nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người với hơn 150.000 lượt xem.

    Nhìn từ trên xuống, nước liên tục chảy xuống hố sâu tạo cảm giác như nó đang hút mọi vật xung quanh vào trong. Một số người nghi ngờ liệu đây có phải cánh công dẫn đến địa ngục hay không. Số khác lại tin rằng, ai bị cuốn vào đó sẽ bị rơi vào lỗ đen bí ẩn.

    Tuy nhiên, theo News, hố nước này không phải được hình thành tự nhiên, mà là một con đập tràn được con người xây dựng với mục đích thoát nước trong hồ Berryessa, ngăn nước tràn ra ngoài.

    giai-ma-bi-an-ve-ho-dia-nguc-trong-long-ho-hut-moi-vat-xung-quanh-o-my.mp4

    Nguồn video: YouTube/ VnExpress

    Hố nước được đặt tên là Glory Hole, do Cục Khai hoang Mỹ tạo ra vào năm 1957. Cụ thể, chính quyền bang California nhận thấy vùng đất nông nghiệp rộng tới 39.000ha ở hai hạt Solano và Yolo luôn luôn bị thiếu nước vào mùa hè.

    Để có thể trữ nước phục vụ tưới tiêu, bộ phận thủy lợi của bang đề xuất với Bộ Nội vụ Mỹ dự án xây đập, chắn ngang con lạch Putah ở vị trí thung lũng Berryessa và thị trấn Monticello. Kể từ đó, đập Monticello chính thức được xây dựng.

    Nhận thấy thung lũng Berryessa quá nhỏ và hẹp, các kiến trúc sư quyết định sử dụng loại đập tràn dạng miệng chuông (Bell-mouth spillway). Đập tràn này thực chất là trụ rỗng, được xây từ đáy hồ chứa lên không trung, giống một chiếc chuông lộn ngược và có cửa hở ở đáy.

    Đây là thiết kế đập tràn không kiểm soát, có nghĩa đập tràn không có cửa đóng mở tự động. Độ cao của miệng chuông được tính toán sẵn để bất cứ lúc nào nước trong hồ vượt quá công suất cho phép, chúng sẽ tự tràn qua miệng chuông rồi thoát ra phía dưới đập.

    Đập tràn của hồ chứa Berryessa được xây cao 130m, với đường kính miệng chuông 22m, dần thu hẹp xuống 8,5m ở lối ra dưới đáy. Vận tốc hút nước của đập tràn này là 1.360 m3/giây.

    Theo tính toán, hồ Berryessa có thể chứa tới 1.970 km3 nước, chỉ khi lượng nước trong hồ vượt quá con số này, hố Glory Hole mới xuất hiện. Do đó, không phải ai cũng biết về sự tồn tại của nó.

    Mặc dù được tạo ra với mục đích phục vụ con người, đập tràn trên hồ Berryessa từng “nuốt chửng” anh Emily Schwalek (41 tuổi) vào năm 1997. Các nhân chứng kể, người đàn ông đã bơi ra chỗ Glory Hole và bị nước nhấn chìm 20 phút sau đó.

    Hiện nay, ban quản lý hồ Berryessa đã quây rào chắn xung quanh khu vực hố địa ngục này. Bên cạnh đó, họ đưa ra quy định cấm bơi lội hoặc chèo thuyền quanh khu vực này để đảm bảo an toàn cho du khách.

    Được biết, hố Glory Hole không phải "cổng đia ngục" nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Bồ Đào Nha cũng có một hố nước tương tự tên Covao do Conchos, với tác dụng loại bỏ lượng nước dư thừa trong hồ và là điểm đến thu hút khách du lịch hàng đầu tại địa phương. 

    Hồ Berryessa là hồ lớn nhất ở hạt Napa, cũng là một trong những hồ chứa nước lớn nhất bang California. Được tạo ra bởi đập Monticello, Berryessa là hồ chứa cung cấp nước và nguồn thủy điện cho vùng North Bay của Vùng vịnh San Francisco. Sức chứa của hồ lên đến hơn 236 m3 nước.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giai-ma-bi-an-ve-ho-dia-nguc-trong-long-ho-co-the-hut-moi-vat-xung-quanh-a580193.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan