+Aa-
    Zalo

    Không quân Mỹ phát triển bom "siêu thông minh" biết tự chọn mục tiêu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Không quân Mỹ đang chuẩn bị thử nghiệm vũ khí mới Golden Horde, cho phép máy bay phóng một loạt vũ khí tấn công các mục tiêu trên mặt đất, và khi đang trên không.

    Không quân Mỹ đang chuẩn bị thử nghiệm vũ khí mới Golden Horde, cho phép máy bay phóng một loạt vũ khí tấn công các mục tiêu trên mặt đất, và khi đang trên không.

    Công nghệ Golden Horde giúp kết nối các loại bom, đạn thông minh để tăng hiệu quả tấn công tổng thể.

    Đặc biệt, Golden Horde có thể thay đổi phương án tấn công khi chúng nhận được thông tin mới, chủ động đưa ra quyết định về mục tiêu nào cần tiêu diệt.

    Theo AFRL, Golden Horde được áp dụng nguyên lý máy học Cyberdyne Systems Model 101 để tự kết nối với nhau trong các nhiệm vụ tấn công. Cụ thể, các đơn vị bom sau khi rời máy bay mẹ sẽ tự phân phối và chọn lựa mục tiêu tấn công để tối đa hóa khả năng phá hủy. Thậm chí, chúng có thể liên kết thay đổi mục tiêu cho nhau tùy vào điều kiện chiến đấu.

    “Với sự tiến bộ của công nghệ hiện tại, chúng tôi đã phát triển thành công vũ khí tự hành có khả năng hoạt động độc lập cao không cần phụ thuộc vào sự điều khiển của con người”, Đại tá Garry Hasse thuộc AFRL đánh giá về công nghệ Golden Horde. 

    Golden Horde đặt liên kết dữ liệu radio (radio datalink) và các hành vi kết hợp trên các vũ khí hiện có, bắt đầu với Bom Đường kính Nhỏ Kết hợp I (Collaborative Small Diameter Bomb I - CSDB-1) và Mồi bẫy Nhỏ Phóng từ trên không Kết hợp (Collaborative Miniature Air-Launched Decoy - CMALD). Phần mềm vận hành được gọi là Playbooks, cho phép vũ khí đưa ra quyết định bán tự chủ.

    Playbooks không cho phép vũ khí hoạt động theo công nghệ Golden Horde được tự chủ hoàn toàn; chúng không tự tìm kiếm mục tiêu mới. Thay vào đó, Playbook chỉ cho phép vũ khí đưa ra lựa chọn về việc tấn công các mục tiêu hiện có - nếu mục tiêu A không có, tấn công mục tiêu B, C hoặc kết hợp với tên lửa số 7 để tấn công mục tiêu D.

    Thật hợp lý khi cho rằng đề tài cuối cùng có thể phát triển để tìm kiếm mục tiêu mới, và mục tiêu được lựa chọn vào phút cuối được quyết định bởi các nhà quản lý chiến đấu là con người.

    Trước đó, trong một cuộc thử nghiệm ở Mỹ, một mẫu tên lửa siêu thanh tiên tiến nhất gần như đã thoát khỏi sự điều khiển và bay tự do.

    Theo Aviation Week, vụ việc xảy ra với mẫu tên lửa được phát triển trong khuôn khổ chương trình kết hợp của Cục Dự án Nghiên cứu Triển vọng thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DARPA) và Không quân Mỹ.

    Hồi tháng 6, Tạp chí Forbes của Mỹ đưa tin máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet đã lần đầu tiên phóng thành công quả bom lượn GBB-53/B StormBreaker, một loại vũ khí nổ phá bay không cần động cơ.

    Ngoài các chiến đấu cơ Super Hornet, máy bay F-15E Eagle cũng có thể nhận vũ khí mới trong lô đầu tiên. Sau đó, bom GBU-53/B sẽ được đưa vào trang bị cho máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II, đủ sức mang theo tới 24 quả bom như vậy.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-quan-my-phat-trien-bom-sieu-thong-minh-biet-tu-chon-muc-tieu-a331412.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan