+Aa-
    Zalo

    Kiến nghị xem xét tư cách ĐBQH của ông Đỗ Văn Đương

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)-Liên đoàn luật sư Việt Nam đã có văn bản gửi Chủ tịch Quốc hội kiến nghị xem xét trách nhiệm và tư cách đại biểu Quốc hội của ông Đỗ Văn Đương sau phát ngôn "gây sốc".

    (ĐSPL)-Liên đoàn luật sư Việt Nam đã có văn bản gửi Chủ tịch Quốc hội kiến nghị xem xét trách nhiệm và tư cách đại biểu Quốc hội của ông Đỗ Văn Đương sau phát ngôn "gây sốc".

    Liên quan đến phát ngôn của ông Đỗ Văn Đương đề cập đến vị trí, vai trò và bản chất hoạt động nghề nghiệp của luật sư gây bức xúc trong dư luận và giới luật sư Việt Nam, ngày 31/10, Liên đoàn luật sư Việt Nam đã có kiến nghị gửi đến chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp làm rõ, xem xét trách nhiệm và tư cách đại biểu Quốc hội, tư cách Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của ông Đỗ Văn Đương theo quy định của Ppáp luật.

    Theo nội dung văn bản kiến nghị, Liên đoàn Luật sư cho rằng, việc quy chụp “thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền” của ông Đỗ Văn Đương không chỉ là một nhận định thiếu căn cứ mà còn hoàn toàn trái với quy định tại Điều 3 Luật Luật sư về chức năng xã hội, đi ngược lại chủ trương cải cách tư pháp đã được nêu trong các Nghị quyết số 08 và 49 của Bộ Chính trị, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội đối với nghề luật sư còn non trẻ.

    Vì vậy, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã thay mặt cho đội ngũ gần 9.000 luật sư trên cả nước kiến nghị gửi gửi tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và ông Nguyễn Văn Hiện – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội làm rõ, xem xét trách nhiệm và tư cách đại biểu Quốc hội, tư cách Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của ông Đỗ Văn Đương theo quy định của pháp luật.
    Liên đoàn luật sư VN yêu cầu làm rõ phát ngôn của ĐB Đỗ Văn Đương

    Liên đoàn Luật sư VN kiến nghị về việc xem xét, làm rõ trách nhiệm và tư cách ĐBQH của ông Đỗ Văn Đương.

    Trước đó, trả lời phỏng vấn trên báo Đời sống và Pháp luật về phát ngôn của ông Đỗ Văn Đương, đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam, luật sư Nguyễn Minh Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết: “Ý kiến của ông Đỗ Văn Đương đã khiến giới luật sư bất bình, phẫn nộ. Vì một lẽ, phát biểu đó đã xúc phạm đến danh dự, uy tín và đạo đức nghề nghiệp của giới luật sư. Người ta không thể ngờ được câu nói đó lại được phát ra từ một vị đại biểu Quốc hội, lại là Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, một cơ quan có chức năng giám sát các hoạt động tư pháp, trong đó có hoạt động của luật sư.
    Đành rằng, trong giới luật sư cũng có hiện tượng cá biệt luật sư thế này thế khác, nhưng khẳng định “Thực chất luật sư ở việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền” là một sự “vơ đũa cả nắm”, không đúng với bản chất của nghề luật sư. Xúc phạm danh dự của một người nào đó đã bị pháp luật nghiêm cấm, huống hồ ở đây, ông đã xúc phạm đến danh dự của cả giới luật sư đang cố gắng xây dựng hình ảnh của mình trước cộng đồng Xã hội. Hành vi này của ông Đương rõ ràng là một hành vi trái pháp luật".

    Sau phát ngôn "Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền", ĐBQH Đỗ Văn Đương bị nhiều luật sư yêu cầu xin lỗi vì đã "thóa mạ" nghề luật sư. Tuy nhiên, ông Đương vẫn nhất quyết không "đính chính".
    Sáng 28/10, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về phát ngôn của mình, đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương nói: “Tôi sẽ không đính chính lại thông tin này”.
    Về việc các luật sư liên tiếp "phản pháo" về phát ngôn của mình, ông Đương cho rằng: “Họ phản ứng là đương nhiên, nhưng thử hỏi không có tiền thì lấy đâu ra chi phí luật sư, chi phí trả tiền lương cho nhân sự, thuê văn phòng?”.
    Đại biểu Đương cũng khẳng định trong phát ngôn của ông không nói luật sư bào chữa vì tiền mà là bào chữa cho người có tiền, chứ không phải cho người giàu hay nghèo. Có tiền thì luật sư mới bào chữa. Ngay cả luật sư công thì Nhà nước cũng phải trả tiền hỗ trợ họ thì họ mới ngồi nghiên cứu Hồ sơ.
    Cũng theo ông Đương: "Trong 100\% Vụ án hiện nay thì 80\% không có luật sư, có một phần nguyên nhân do thiếu luật sư, nhưng cơ bản là người ta không có tiền. Trong trường hợp này thì 80\% bị cáo nhận tội ngay để xét xử cho nhanh. Vai trò luật sư quan trọng, có luật sư là đối trọng để tránh oan sai, nhưng hoạt động luật sư cũng phải có điều kiện, chứ không họ sống bằng không khí mà đi bào chữa à?"

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kien-nghi-xem-xet-tu-cach-dbqh-cua-ong-do-van-duong-a66823.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan