+Aa-
    Zalo

    (Kỳ 2) Hồi ký về cuộc săn tìm "dã nhân" suốt 7 thập kỷ trong rừng Thần Nông Giá

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những nhà khoa học vẫn miệt mài tìm kiếm dấu hiệu dã nhân trong rừng Shennongjia cho tới ngày nay.

    Những nhà khoa học vẫn miệt mài tìm kiếm dấu hiệu dã nhân trong rừng Shennongjia cho tới ngày nay.

    Trước đó, tháng 5/1974, ông Wang Shancai - một trong những nhà khảo cổ học đầu tiên của Trung Quốc cũng từng tiến hành điều tra về dã nhân.

    Tuy nhiên, đó là một cuộc điều tra quy mô nhỏ chỉ có 30 thành viên, và vào tháng 10, chỉ sau hai tháng, ông Wang được lệnh phải trở về cơ quan sau quốc tang của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông.

    Niềm đam mê của ông với bí ẩn về dã nhân rừng Shennongjia sau đó chưa bao giờ bị dập tắt. Năm 2009, ông thành lập Viện điều tra người hoang dã tỉnh Hồ Bắc. Các thành viên trong đoàn nghiên cứu bao gồm các chuyên gia, cán bộ và người dân địa phương.

    Một hang núi trong rừng Thần Nông Giá, tỉnh Hồ Bắc - Ảnh: UNESCO

    Vào thời điểm đó, tuy nhận được sự ủng hộ của chính quyền Hồ Bắc, nhưng do các quỹ hỗ trợ đã cạn kiệt, đoàn nghiên cứu gặp nhiều khó khăn về tài chính.

    Đến nay, hiệp hội đang đấu tranh để gây quỹ nghiên cứu. Ông Wang đã tiếp cận các doanh nghiệp, tỷ phú để xin hỗ trợ nhưng không gặt hái được kết quả khả quan nào. Không chỉ vậy, đoàn nghiên cứu còn bị cáo buộc muốn thu hút danh tiếng và trục lợi bất chính.

    Luo Yongbin, giám đốc quản lý tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Shennongjia, kiên quyết bác bỏ những tin đồn này: "Đoàn nghiên cứu ở Shennongjia không bịa ra chuyện nhảm nhí vì lợi ích cá nhân. Họ hoàn toàn có thể tận hưởng cuộc sống dễ chịu ở thành phố thay vì nơi heo hút này".

    Trong hơn 20 năm sống ở Shennongjia, ông Luo 45 tuổi đã nghe rất nhiều câu chuyện về dã nhân. Những nhân chứng đều tả về bộ lông đỏ rực như lửa và đôi mắt lấp lánh, hoang dã “không thể tả bằng lời”.

    Tượng dã nhân tạc bằng đá đặt tại bảo tàng Shennongjia, Hồ Bắc - Ảnh: Sixthtone

    Zhao Lingxia, một chuyên gia nhân chủng học của CAS nghiên cứu về sự tiến hóa của con người qua hóa thạch tin rằng bằng chứng đáng tin cậy duy nhất có thể là xương. “Đối với chúng tôi, các nhà nhân chủng học, chúng tôi cần xương để xác minh sự tồn tại của một loài vì mô mềm có thể phân hủy nhưng xương thì không”, bà nói.

    Zhao cũng tin rằng đoàn nghiên cứu nên tiếp tục quá trình nghiên cứu, không nên chờ đợi sự hỗ trợ từ chính phủ: “Vì Trung Quốc đang trong thời kỳ tập trung phát triển kinh tế, mọi nguồn lực nên được ưu tiên cho sản xuất và cơ sở hạ tầng."

    Trước những cáo buộc bịa đặt, ông Wang vẫn tin tưởng rằng đoàn nghiên cứu có thể giải quyết bí ẩn nhanh chóng với công nghệ hiện đại như máy ảnh tele, máy dò hồng ngoại và bản đồ 3D. Vì vậy, chi phí cho công nghệ đang là rào cản lớn nhất để thực hiện công việc này.

    40 năm sau khi nhìn thấy “dã nhân”, ông Chen đang sống hạnh phúc với vợ ở thủ phủ tỉnh Vũ Hán. Sự tồn tại của Shennongjia man rợ vẫn chưa có lời đáp nhưng truyền thuyết ấy sẽ tiếp tục được truyền cho những đứa trẻ, những thế hệ tương lai của ngành nhân chủng học nói riêng và khoa học nói chung.

    Thu Phương(Theo Sixthtone)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-2-hoi-ky-ve-cuoc-san-tim-da-nhan-suot-7-thap-ky-trong-rung-than-nong-gia-a241096.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan