+Aa-
    Zalo

    Nữ thẩm phán da màu mới sẽ thay đổi Toà án Tối cao thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Với việc bà Ketanji Brown Jackson trở thành phụ nữ da màu đầu tiên trở thành tân thẩm phán, Toà án Tối cao Mỹ sẽ bước sang một chương hoàn toàn mới.

    Việc bà Ketanji Brown Jackson trở thành tân thẩm phán Toà án Tối cao đồng nghĩa với một thực tại mới, lần đầu tiên trong lịch sử, người da trắng không còn chiếm thế đa số tại cơ quan công lý cao nhất nước Mỹ. Giờ đây, công lý sẽ được phục vụ và đảm bảo nhiều hơn đối với người da đen. Khoảng cách giới tính giữa các thẩm phán Toà án Tối cao cũng được thu hẹp. Ngoài ra, Washington Post nhấn mạnh, đây là một sự thay đổi gần như hoàn toàn của Toà án Tối cao trong vòng chưa đầy một thế hệ.

    Sự hiện diện của bà Jackson là một phần trong chặng đường mà Tổng thống Mỹ Joe Biden hướng đến, một Toà án Tối cao thật sự giống với nước Mỹ.

    Nhưng hiện tại, việc này chưa thể ảnh hưởng đến một vấn đề vốn được xếp chồng lên nhau về mặt ý thức hệ đối với những người bảo thủ, mà đang vướng vào một cuộc tranh cãi gay gắt và đối mặt với một loạt các vấn đề khác có thể xuất hiện vì sự bất mãn của đảng phái.

    Những tranh cãi xoay quanh việc nữ thẩm phán da màu đầu tiên được đề cử vào Toà án Tối cao vốn đã được dự đoán từ trước. Dù vậy, việc bổ nhiệm một thẩm phán có cùng quan điểm với Tổng thống Joe Biden không có nghĩa là tư tưởng của những thành viên còn lại của toà án cũng sẽ thay đổi.

    screen shot 2022 04 09 at 130905
    Bà Ketanji Brown Jackson được bổ nhiệm làm tân thẩm phán Toà án Tối cao. Ảnh: Washington Post 

    Nhưng việc xác nhận bà Jackson đã nhấn mạnh một thực tế mới rằng hiện tại, việc lấp chỗ trống của Tòa án Tối cao phụ thuộc vào đảng kiểm soát cả Nhà Trắng và Thượng viện. Bà Barbara Perry, một nhà sử học về tổng thống và Tòa án tối cao tại Trung tâm Miller của Đại học Virginia (Mỹ), cho biết điều đó có thể dẫn đến nhiều quyết định chiến lược hơn nữa vào thời điểm một vị thẩm phán nghỉ hưu.

    Thẩm phán Stephen G. Breyer được xác nhận vào Toà án Tối cao năm 1994 nhưng phải 11 năm sau đó, một thẩm phán mới mới được thêm vào Toà án Tối cao. Nhiều người cho rằng một kịch bản tương tự có thể xảy ra ngay bây giờ. Hiện nay, Thẩm phán Clarence Thomas, 73 tuổi, là thẩm phán lớn tuổi nhất và người duy nhất còn ở lại Toà án từ thời ông Breyer. Và với sự xuất hiện của bà Jackson, tòa án sẽ bao gồm phần lớn là những người trẻ tuổi.

    Bên cạnh bản chất lịch sử của việ được xác nhận vào Toà án Tối cao, bà Jackson được dự đoán sẽ mang đến những trải nghiệm đã mất hoặc bị thiếu hụt trên tòa án hiện tại: Kiến thức chuyên môn về hướng dẫn tuyên án, dựa trên nền tảng là một người bào chữa công khai và luật sư biện hộ hình sự và những năm bà làm thẩm phán quận.

    Điều đó có nghĩa là bà có sự thông cảm với các bị cáo hơn so với người tiền nhiệm Breyer. Nhưng bà sẽ không nhanh chóng chấp nhận lập trường của ông Breyer rằng án tử hình là không thể thực hiện được. Tước đây, ông Breyers đã mất nhiều năm để đạt được điểm đó, và những người theo chủ nghĩa tự do vẫn chưa đi xa được như vậy.

    Một cuộc khảo sát vào tháng 3/2021 của Trường Luật Marquette cho thấy 54% công chúng tán thành với công việc của tòa án, con số này từng giảm từ 66% vào tháng 9/2020 xuống 49% vào 1 năm sau đó. Nhưng ngay cả tỷ lệ chấp thuận không cao, con số này vẫn cao hơn so với tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Joe Biden và Quốc hội hiện nay.

    Vào thời điểm bà Jackson chính thức vào Toà án Tối cao, bà và các thẩm phán sẽ phải đưa ra quyết định về nhiều vấn đề quan trọng bao gồm quyền sở hữu vũ khí và đạo luật phá thai. Bà sẽ chính thức ngồi vào ghế thẩm phán Toà án Tối cao vào mùa thua với những quyết định sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022. 

    Nếu bây giờ, triển vọng ngắn hạn về việc bà Jackson thay thế ông Breyer có thể không có ý nghĩa gì nhiều việc một cái tên mới đối với những người bất đồng chính kiến, thì các thẩm phán của Tòa án Tối cao sẽ ở trong đó về lâu dài. Bà Jackson có thể phục vụ trong nhiều thập kỷ trong một tòa án liên tục thay đổi; có lẽ bà sẽ tìm ra những thư ký luật như Thomas, người hiện đang làm việc trong cơ quan tư pháp liên bang và sẽ là tác động lâu dài trong nhiệm kỳ của mình.

    Giống như những người được đề cử trước đây, bà Jackson tuyên bố với Ủy ban Tư pháp Thượng viện rằng bà có tư tưởng cởi mở và tôn trọng quy định của Tòa án Tối cao về quyền của Tu chính án thứ hai, quyền kết hôn của các cặp đồng tính, và về quyền phá thai.

    Minh Hạnh (Theo Washington Post)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nu-tham-phan-da-mau-moi-se-thay-doi-toa-an-toi-cao-the-nao-a533714.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan