+Aa-
    Zalo

    Quan điểm về "beat đã master": Lợi bất cập hại, mất đi sáng tạo riêng

    (ĐS&PL) - Một số nhạc sĩ như Phạm Ngọc Khôi, Giáng Son,… đã có quan điểm riêng xoay quanh vấn đề "beat master (đã xử lý âm thanh)" xôn xao những ngày gần đây.

    Dân Trí đưa tin, mới đây, mạng xã hội có nhiều ý kiến về khái niệm "beat đã master" - beat đã xử lý âm thanh. Thậm chí đã có vụ tranh cãi giữa 2 nữ nghệ sĩ là giảng viên trường nhạc về việc này. (Beat là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhạc lý với ý nghĩa là biểu thị nhịp và phách, là sợi dây liên kết các bộ phận trong bài hát lại với nhau - PV).

    Vậy giới nhạc sĩ nói gì về khái niệm, cách sử dụng của thuật ngữ "beat đã master" khi đưa vào các trường đào tạo chuyên nghiệp?

    Chia sẻ với truyền thông, NSND Phạm Ngọc Khôi - Phó chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam - cho biết, trong công nghệ ứng dụng, tùy từng trường đại học quy định sinh viên có quyền sử dụng phương pháp "beat đã master" hay không.

    nhieu nhac si chia se quan diem ve vu beat da master2
    NSND Phạm Ngọc Khôi - Phó chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam. Ảnh: Dân Trí.

    Để tránh những tranh cãi, việc dùng "beat đã master" phải được sự thống nhất và cho phép của Ban giám hiệu nhà trường, cũng như sự giám sát phòng Khảo thí của trường đó thì mới thành quy chuẩn giống nhau, nếu để tự phát thì sẽ có những tranh cãi.

    "Nếu không có quy định chung sẽ có những lỗ hổng kiểu "mạnh ai nấy dùng", sẽ có những ý kiến trái chiều. Có sự tranh cãi vì người lãnh đạo không ra quy định chung dẫn đến ai cũng có ý kiến riêng của mình mà quan điểm của nghệ sĩ thường khác nhau. "Beat đã master" có thể hợp với người này nhưng không hợp với người kia", ông Khôi nói.

    Ông Khôi cho biết thêm, ca sĩ tập bài không phải lúc nào cũng có người đánh đàn bên cạnh, nên dùng "beat đã master" là hình thức "chữa cháy" để tập hát ở bất cứ chỗ nào như ở nhà, đi tàu, đi xe… Nhưng khi thi, khi học phải dùng nhạc thật.

    "Beat đã master" là một ứng dụng "công nghiệp", giải phóng con người, nhưng "lợi bất cập hại", sinh ra toàn "gà công nghiệp" khuôn mẫu, nó sẽ mất đi sáng tạo riêng. Nghệ thuật đỉnh cao không sử dụng ứng dụng này, phải dùng nhạc "sống", ông thẳng thắn nói.

    Nói về những tranh cãi gần đây, nhạc sĩ Giáng Son cho hay, "beat đã master" bao giờ cũng hay hơn nếu ứng dụng có phần bè phối nhưng trong một lớp học có sinh viên dùng, sinh viên không thì không công bằng với các thành viên khác trong lớp.

    Chị nói thêm, khi đi thi, từng cá nhân đều muốn thể hiện năng lực tốt nhất qua các bài hát, nhưng có người chuẩn bị sơ sài, có bạn gọi thêm đội múa, bè, nhóm nhảy hay "beat đã master", giáo viên hay giám khảo thấy được sự đầu tư công phu chỉn chu sẽ cho điểm cao hơn.

    Vì thế, nhạc sĩ Giáng Son đồng ý quan điểm của NSND Phạm Ngọc Khôi là phải có sự thống nhất trong quy định ở các trường nhạc, nếu để xảy ra xô xát, chắc không có sự thống nhất trước.

    Bản thân nhạc sĩ Giáng Son cũng đang tham gia giảng dạy âm nhạc ở trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội cho các nhạc công.

    "Khi tôi dạy, cũng có những bạn dùng  "beat đã master", có người mời nhạc sĩ đánh đàn trực tiếp, nhưng chúng tôi thích có người đánh đàn trực tiếp hơn vì có sự cộng hưởng và hay hơn là sự đều đều của nhạc beat", Giáng Son thẳng thắn.

    Trước đây, trao đổi với truyền thông, ca sĩ Hải Yến Idol cho biết beat đã “master” có thể hiểu nôm na là beat nhạc đã qua khâu xử lý về các dải tần âm thanh, cho ra chất lượng âm tốt nhất, giúp phần nhạc sạch sẽ trau chuốt, phục vụ việc hát live.

    nhieu nhac si chia se quan diem ve vu beat da master
    Ca sĩ Hải Yến Idol chia sẻ về quan điểm "beat đã master".

    Cá nhân giọng ca Sao Mai điểm hẹn 2008 không ủng hộ việc cấm sinh viên hát beat đã “master”. “Nếu để nhận xét, chấm thi giọng học viên, giám khảo sẽ không chấm beat. Họ sẽ chấm quá trình sinh viên đó như thế nào, kết quả thi ra sao, cách sinh viên thể hiện trên sân khấu. Đó là điều tôi cảm thấy vô lý”, Hải Yến Idol cho hay.

    Theo Hải Yến Idol, “master” không thể biến câu chữ A nó thành chữ O. Bản thân là giám khảo của nhiều cuộc thi, cô cho rằng dùng beat đã “master” không ảnh hưởng đến chất lượng nghe của người thẩm định: “Khi chấm tôi đánh giá người này biết chơi trên phần nhạc của mình hay không, đưa cho bạn hát pop phải đúng chất pop, R&B phải ra R&B… Đấy là người có va chạm, biết cách xử lý trên từng chất liệu nhạc”.

    Ca sĩ sinh năm 1986 luôn ủng hộ việc cho sinh viên sử dụng và tiếp cận với những gì tốt đẹp nhất, trong đó có beat tốt, theo Tiền Phong.

    Phương Linh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quan-diem-ve-beat-da-master-loi-bat-cap-haimat-di-sang-tao-rieng-a607992.html
    Nghẹn ngào khoảnh khắc tiễn biệt phó trưởng công an phường hy sinh khi đang làm nhiệm vụ ở Huế

    Nghẹn ngào khoảnh khắc tiễn biệt phó trưởng công an phường hy sinh khi đang làm nhiệm vụ ở Huế

    Ngày 20/1, rất đông người thân, gia đình, đồng nghiệp... đã đến đưa tiễn trung tá Trần Duy Hùng (SN 1983) về nơi an nghỉ cuối cùng. Trung tá Hùng dũng cảm hy sinh khi đang làm nhiệm vụ, sự ra đi của anh là nỗi mất mát to lớn của gia đình, để lại sự tiếc thương cho bạn bè, đồng nghiệp và người dân.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nghẹn ngào khoảnh khắc tiễn biệt phó trưởng công an phường hy sinh khi đang làm nhiệm vụ ở Huế

    Nghẹn ngào khoảnh khắc tiễn biệt phó trưởng công an phường hy sinh khi đang làm nhiệm vụ ở Huế

    Ngày 20/1, rất đông người thân, gia đình, đồng nghiệp... đã đến đưa tiễn trung tá Trần Duy Hùng (SN 1983) về nơi an nghỉ cuối cùng. Trung tá Hùng dũng cảm hy sinh khi đang làm nhiệm vụ, sự ra đi của anh là nỗi mất mát to lớn của gia đình, để lại sự tiếc thương cho bạn bè, đồng nghiệp và người dân.