+Aa-
    Zalo

    1300 cây xanh gãy đổ, HN không xây dựng phương án đối phó

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - "Các phương án đối phó của chúng tôi xây dựng trong trường hợp chỉ là 300 cây nhưng số lượng cây đổ lần này là gần 1.300 cây.

    (ĐSPL)  - "Các phương án đối phó của chúng tôi xây dựng trong trường hợp chỉ là 300 cây nhưng số lượng cây đổ lần này là gần 1.300 cây. Vì vậy, việc khắc phục cần thời gian, phương tiện, nhân lực" - ông Võ Nguyên Phong - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết.

    Tin tức báo Đời sống & Pháp luật đã tăng tải, chiều ngày 13/6, Thủ đô Hà Nội đã xảy ra một trận mưa dông lớn. Chỉ trong vòng gần 1 giờ đồng hồ trận mưa dông khiến nhiều tuyến đường ở Thủ đô tan hoang, cây cối bị bật gốc đổ ngôn ngang, mái nhà bị hư hại.

    [mecloud]Cvf2HXVjfG[/mecloud]

    1300 cây xanh Hà Nội gãy đổ trong cơn giông lốc lịch sử.

    Liên quan tới vấn đề này, chiều 16/6, tại cuộc họp báo giao ban Thành ủy Hà Nội, Võ Nguyên Phong - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã nhận được rất nhiều chất vấn trước việc 2 người chết do bị cây đổ,  hơn 1.300 cây xanh gãy đổ... sau trận mưa dông ngày 13/6.

    Vị Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, cơn dông chiều ngày 13/6 đã gây ra thiệt hại lớn trên địa bàn. Lượng mưa không lớn nhưng gió mạnh đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với hệ thống cây xanh, điện, nước...

    "Các cây đổ này tập trung vào các cây rễ ăn ngang, rễ nông, tập trung nhiều là các cây muồng, bằng lăng với khoảng hơn 500 cây. Nhiều cây gãy, đổ ngang đường gây cản trở giao thông và sự việc đáng tiếc là có 2 người thiệt mạng.

    Hệ thống cây xanh gãy đỗ đè lên cáp ngầm, điện, làm mất điện... ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân...", ông Phong thông tin.

    Ông Võ Nguyên Phong - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội.

    Ông Võ Nguyên Phong - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, sau cơn dông, các đơn vị chức năng của TP Hà Nội đã làm hết sức để khắc phục hậu quả, đem lại nhịp sống bình thường cho người dân. "Các phương án đối phó của chúng tôi xây dựng trong trường hợp chỉ là 300 cây nhưng số lượng cây đổ lần này là gần 1.300 cây. Vì vậy, việc khắc phục cần thời gian, phương tiện, nhân lực" -  ông Phong thông tin.

    Trả lời báo chí về việc sau cơn dông lốc, nhiều cây xanh mới trồng bị đổ có dấu hiệu vẫn bọc nguyên bầu, nguyên túi nilon, túi lưới… ông Phong cho biết: "Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo và Sở Xây dựng đã yêu cầu các đơn vị kiểm tra lại việc này. Sau quá trình kiểm tra nếu toàn bộ những việc này vi phạm quy trình trồng cây thì chúng tôi sẽ xử lý các vi phạm theo quy định”.

    Cũng theo vị Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, việc cây xanh mới trồng vẫn còn nguyên bầu bọc túi nilon Sở hoàn toàn không biết trước đó.  Sở chỉ được biết khi có phản ánh từ các cơ quan báo chí cũng như người dân. Về đơn vị chịu trách nhiệm, ông Phong khẳng định đó là chủ đầu tư, sau khi kết luận sẽ có thông tin cho báo chí.

    Cũng tại buổi họp báo giao ban Thành ủy , nhiều PV đã đề cập tới việc tại sao Sở Xây dựng không sớm phát hiện những cây có dấu hiệu sâu mục để tiến hành cắt bỏ, bởi trong trận dông lốc lịch sử vừa qua, có rất nhiều cây xanh Hà Nội gãy đổ do sâu mục quá nặng.

    Trả lời về vấn đề này, ông Võ Nguyên Phong cho biết: “Hiện nay tại Hà Nội, việc phát hiện cây sâu mục chỉ được thực hiện theo phương thức trực quan. Vì vậy, những cây có dấu hiệu sâu mục được biểu hiện ra bên ngoài thì dễ phát hiện, còn những cây bên trong thì rất khó phát hiện”.

    Sau cơn dông chiều 13/6 tại Hà Nội, gần 1.300 cây xanh đổ, trong đó hơn 800 cây thuộc địa bàn 12 quận, hơn 400 ở các huyện ngoại thành, 2 người bị chết và 5 người khác bị thương. Ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia đánh giá, trận dông lốc chiều 13/6 tại Hà Nội là cơn dông cực kỳ mạnh, nguy hiểm, trong khoảng vài chục năm chưa từng xảy ra tại Hà Nội. Lý giải về mức độ thiệt hại do cơn dông gây ra, chuyên gia Lê Thanh Hải cho biết, ở khu vực nội thành bị ảnh hưởng nặng nề trong khi các huyện ngoại thành ít bị ảnh hưởng hơn. Điều này do hiệu ứng đô thị.  Khu vực  thành phố mật độ nhà cao tầng dày, bê tông hóa lớn nên hấp thu nhiệt tạo dòng đối lưu mạnh hơn. Trong khi đó, khu vực nông thôn, ít dân cư, mật độ nhà cao tầng ít thì sự hấp thu nhiệt thấp hơn. Về mùa hè, khu vực thành thị thường có nền nhiệt độ cao hơn từ 2-3 độ so với khu vực nông thôn.

    XUÂN TÙNG

     

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/1300-cay-xanh-gay-do-hn-khong-xay-dung-phuong-an-doi-pho-a98676.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.